Thi công xây dựng – Những điều cần biết

0
147
5/5 - (3 bình chọn)

Trong quá trình mở rộng nền kinh tế hiện nay, các công trình xây dựng được thi công khá phổ biến và xuất hiện với mật độ cao. Vậy thi công xây dựng là gì? Những quy định nào được đặt ra trong việc giám sát thi công xây dựng? Trình tự và giải pháp cho việc quản lý thi công xây dựng như thế nào? Hãy cùng Công ty TNHH Luật Everest đi tìm hiểu về lĩnh vực này.

thi công xây dựng với những quy trình và giải pháp hiệu quả
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về thi công xây dựng mà bạn cần biết

Với dự án thi công, những nhà đầu tư, doanh nghiệp hay công ty lớn nhỏ đều phải tìm tìm một đội ngũ thi công xây dựng để hoàn thiện các công trình xây dựng một cách hiệu quả. Vậy thi công xây dựng là gì?

Thi công xây dựng là gì?

Hiểu theo nghĩa thông thường thì thi công xây dựng sẽ là xây lên một công trình cụ thể nào đó và bao gồm rất nhiều quy trình và các bước khác nhau, tạo nên những khâu chuẩn bị một cách liên kết  hướng tới một công trình xây dựng hoàn thiện.

Cách hiểu theo kỹ thuật sẽ là tập hợp các hoạt động có yếu tố khác nhau kết hợp với nhau, việc lên kế hoạch chi tiết sử dụng các thiết bị để tạo ra một cấu trúc nhất định cho một địa điểm nào đó. Ví dụ như xây dựng các công trình nhà ở, nhà máy xí nghiệp, đường sắt, công trình công cộng,…

Thi công xây dựng phần thô là gì?

Trong quá trình xây dựng một công trình nào đó thì chủ đầu tư sẽ có sự lựa chọn hai phần là xây dựng phần thô hoặc xây dựng phần hoàn thiện tổng thể.

Vậy xây dựng phần thô được hiểu là việc thực hiện thi công kết cấu bên ngoài hình thành một khung nhất định cho một công trình. Như là dựng bê tông gồm có móng, trần, sàn, cột, dầm; cầu thang; đường ống nước bên trong bên ngoài, đường điện âm trong sàn và tường, tủ điện, vách ngăn giữa các phòng.

Phần thô chính là một bộ phận quan trọng trong tất cả các quy trình thi công xây dựng cần phải đáp ứng một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, tính toán chi tiết để có phần thô càng chính xác, càng chuẩn thì khâu xử lý phía sau càng thuận lợi, vừa tiết kiệm được chi phí thời gian cũng như là những ảnh hưởng tiêu cực đến công trình xây dựng.

Thi công xây dựng công trình là gì?

Theo quy định tại  Khoản 38 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 về thi công xây dựng công trình là các hoạt động của người thực hiện thi công bao gồm việc lắp đặt thiết bị, xây dựng đối với các công trình cần sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới, có thể phục hồi, tu sửa lại hoặc tháo dỡ công trình, bảo trì, bảo hành lại các công trình có sẵn.

Một dự án xây dựng được hoàn thành thì cần phải có một kế hoạch cụ thể hiệu quả và đáp ứng những điều kiện dịch vụ cho thi công xây dựng công trình. Tùy vào loại và việc phân cấp công trình xây dựng sẽ có những điều kiện cần thiết kết hợp với từng hạng năng lực tương ứng cần phải có . Những yều cầu đầy đủ về thiết bị thi công để đáp ứng tối thiểu về an toàn và chất lượng được căn cứ theo Luật xây dựng năm 2014 và các nghị định có liên quan.

Quy định về giám sát thi công xây dựng

Công trình xây dựng khi được thiết lập để hoàn thiện thì cần phải có những quy định về giám sát thi công một cách chặt chẽ hiệu quả tránh những rủi ro không may xảy ra.

Giám sát thi công xây dựng là gì?

Việc giám sát thi công hay được gọi là giám sát công trình, giám sát xây dựng là một trong những vị trí vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình thi công . Giám sát xây dựng cần phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, giám sát, theo dõi chất lượng cũng như tiến độ hoàn thiện của công trình xây dựng đó , tiêu chuẩn về kỹ thuật,vật liệu, máy móc . Hay giám sát việc thực hiện xây dựng của công nhân lao động, đảm bảo cho quá trình xây dựng một cách hiệu quả, an toàn theo đúng thời hạn đã được quy định.

Công việc của giám sát thi công bắt buộc cần phải có trình độ kỹ sư kèm theo các chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm lâu dài theo đúng quy định của pháp luật và Nhà nước. Giám sát xây dựng cũng là người đại diện của chủ thầu xây dựng (hay còn gọi là đầu tư xây dựng)  chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc cập nhật, thông báo tình hình bằng báo cáo và xử lý những vấn đề xảy ra trong quá trình xây dựng.

Giám sát công trình thường liên quan đến vấn đề về kiểm tra đầu vào, đầu ra của vật liệu xây dựng;  khảo sát về tiến độ thực hiện thi công và lập kế hoạch một cách cụ thể, phối hợp những bộ phận khác để điều động hoạt động xây dựng hợp lý, triển khai thi công theo đúng như kế hoạch đã được đặt ra, kiểm tra việc sai sót cũng như những rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện rồi báo cáo bên lãnh đạo, tiến hành việc nghiệm thu khi đã hoàn tất mọi công đoạn.

Quy trình giám sát thi công xây dựng chi tiết

Quá trình giám sát sẽ gồm 8 bước cơ bản để hoàn thiện một công trình xây dựng.

Bước 1: Kiểm tra các điều kiện cần thiết để khởi công công trình

Bước này là một trong những bước quan trọng và là điều kiện cần thiết để bắt đầu một công trình xây dựng như rà soát về mặt bằng, giấy phép xây dựng, bản thiết kế vấn đề an toàn, chất liệu xây dựng .Từ đó có thể đưa ra những kiến nghị hay đề xuất kịp thời  đảm bảo bảo chất lượng cho công trình xây dựng.

bước đầu của người giám sát thi công công trình
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 2: Chuẩn bị và xây dựng các kế hoạch triển khai giám sát

Giám sát công trình cần phải lên kế hoạch một cách cụ thể về việc theo dõi chi tiết để xem xét các yêu cầu quy định kỹ thuật hay quá trình thiết kế.

đo đạc diện tích đất với giấy phép sử đụng đất
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 3: Đánh giá việc hoàn thiện hồ sơ thiết kế

Việc thực hiện đánh giá kiểm soát kiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế và từng hạng mục cần phải được chi tiết hóa một cách kỹ lưỡng.

kiểm tra chi tiết hồ sợ thiết kế thi công
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 4: Giám sát các hạng mục cụ thể

Giám sát xây dựng cần phải  theo dõi một cách cụ thể, chi tiết và sát sao với từng hạng mục để so sánh trên tình hình thực tế và những yêu cầu được

Thuế thiết kế xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 5: Đảm bảo đúng tiến độ thi công của từng hạng mục

Tiến độ thi công được thỏa thuận trong hợp đồng thi công là một điểm hết sức quan trọng đối với các chủ đầu tư. Chính vì vậy, giám sát thi công cần phải đốc thúc và duy trì quá trình thi công ,đảm bảo bảo tiến độ làm việc của công nhân theo đúng mục tiêu thời hạn đã đề ra.

đảm bảo sự hoàn thiện của tiến độ thi công
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 6: Quản lý về giá thành của các vật liệu trong khi thực hiện công trình xây dựng

Chi phí để xây dựng công trình thi công rất được các chủ đầu tư quan tâm vì nguyên vật liệu sẽ tăng giảm thường xuyên nên cần phải nắm chắc sự thay đổi khi về giá cả và báo cáo độ chênh lệch theo từng vật liệu đúng như dự toán.

thiết kế xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 7: Lập báo cáo kết quả định kỳ theo quy định

Việc lập báo cáo thông tin về công trình thi công theo từng tuần, từng tháng, từng đợt là cần thiết đối với giám sát xây dựng. Đó là hình thức thông báo về tình hình của công trình xây dựng và nắm được những sai sót để khắc phục kịp thời.

lập báo cáo để theo dõi tiến độ thi công
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 8: Nghiệm thu các hạng mục khi đã hoàn thành và kiểm tra tổng thể công trình xây dựng

Đây được coi là bước cuối cùng của quá trình thực hiện thi công là làm nghiệm thu từng hạng mục cũng như là tổng thể công trình khi đã hoàn thành để tránh xảy ra sai sót trước khi bàn giao tao với chủ đầu tư.

giám sát thi công với những nhiệm vụ quan trọng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trình tự, quy trình thi công xây dựng chuẩn

(i) Khâu chuẩn bị thi công: được thực hiện trong khoảng từ 3 đến 5 ngày bao gồm vận chuyển các thiết bị cần thiết, vệ sinh xung quanh nơi cần thi công,lắp đặt các hàng rào che chắn, định vị ,đo đạc, kiểm tra diện tích với giấy phép, lập biên bản bàn giao và quyết định ngày khởi công.

(ii) Thực hiện đổ bê tông, móng, cột sàn, tầng triệt  trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 ngày như đào đất, đổ bê tông cốt thép, lắp đặt khuôn, dựng cốt ván khuôn móng và lập biên bản báo cáo .

(iii) Lắp đặt cốt thép, dầm, sàn và cột trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 ngày/sàn như kiểm tra lắp đặt cốp pha sàn, lắp đặt cốt thép, nghiệm thu công tác lắp ván khuôn và lập báo cáo phần sàn.

(iv) Thực hiện việc xây trong khoảng từ 15 đến 17 ngày: lắp đặt các khung cửa sổ, cửa chính trong quá trình xây, lắp các thiết bị điện,ống nước, tủ điện,…

(v) Công việc trát sơn công trình xây dựng: khi đã hoàn thành công việc xây thì đến phần tô tường nhà ,trần nhà,các vách ngăn và mặt phía ngoài được thực hiện trong vòng 12 đến 15 ngày.

(vi) Hoàn thiện công trình thực hiện khoảng 20 đến 30 ngày: tiến hành rút dây điện, chống thấm mái, sân thượng, ban công ;lắp đặt hệ thống bồn nước, máy bơm; lát gạch; tường sơn lại một nước toàn bộ công trình; lắp đèn, công tắc, đặt cửa , cầu thang, lan can ;vệ sinh toàn bộ công trình và bàn giao sao cho chủ đầu tư.

Giải pháp quản lý thi công xây dựng hiệu quả

Đối với tất cả các loại công trình như thi công nhà xưởng, thi công chung cư, thi công công trình công cộn,… cũng cần phải có những việc quản lý một cách chặt chẽ để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chính những nhà đầu tư cũng như người thực hiện việc thi công. 

Lên kế hoạch thi công một cách chi tiết theo mô hình WBS; thường xuyên kiểm tra tiến độ công trình cũng như chất lượng của nguồn lực; quản lý chặt chẽ về hợp đồng, hồ sơ thanh toán ,giải ngân ;quản lý về vật liệu, vật tư cũng như các nguồn nhân lực; thường xuyên có những báo cáo thi công bằng hình ảnh thực tế của công trường; quản lý về tài liệu dự án, thiết kế ; kiểm soát về doanh thu chi phí ,dòng tiền của một dự án; cảnh báo về việc chậm tiến độ và các rủi ro khi gặp ; tích cực quản lý vật liệu công trình;tích hợp việc cung ứng các vật liệu vật tư đảm bảo tiến độ hoạt động.

Tìm hiểu thêm về Luật bất động sản để đón đọc thêm nhiều bài viết có nội dung liên quan!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây