Hoạt động đầu tư xây dựng và những điều bạn cần biết

0
200
Đánh giá

Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội luôn từ trước đến nay luôn gắn liền với đầu tư nói chung, trong đó có hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng. Nó vai trò tạo ra những nền tảng vật chất kỹ thuật cho đất nước, đồng thời thúc đẩy thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ đất nước. Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Everest sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về hoạt động đầu tư xây dựng. 

Đầu tư xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đầu tư xây dựng là gì?

Theo như quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014: “Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng”.

Đầu tư xây dựng cơ bản là gì? 

Từ bấy lâu, đầu tư xây dựng cơ bản được xác định là một trong những ngành kinh tế chủ chốt ở đất nước ta. Đây được hiểu là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, không phải công trình, dự án nào sử dụng vốn để đầu tư cũng được coi là đầu tư xây dựng cơ bản. Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, danh mục thuộc công trình xây dựng cơ bản sẽ được phân loại bao gồm: Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kĩ thuật; công trình giao thông; công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và công trình quốc phòng, an ninh.

Có thể bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề: Thi công xây dựng

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gì? 

Là một bộ phận của vốn đầu tư phát triển của một quốc gia. Nó được hiểu là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.

Đặc trưng và phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đặc trưng

Với mục đích sản xuất phục vụ nhu cầu sử dụng chung của toàn xã hội, các công trình đầu tư xây dựng cơ bản đều có vốn đầu tư lớn. Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là vốn từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có nguồn do đóng góp tự nguyện của tư nhân vì lợi ích cộng đồng và vốn đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp từ nước ngoài.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật hoặc định hướng hoạt động đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược. Đây là đặc điểm cần lưu ý, góp phần giải quyết việc sử dụng vốn đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư sao cho mang lại hiệu quả.

Phân loại 

Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB bao gồm các nguồn sau: Vốn ngân sách nhà nước; Vốn tín dụng đầu tư; Vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thànhphần kinh tế; Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài; Vốn vay nước ngoài; Vốn ODA; Vốn huy động từ nhân dân

Căn cứ vào quy mô và tính chất của dự án đầu tư: Hiện nay, loại vốn này được phân cấp quản lý theo ba loại dự án: dự án nhóm A, B, C và được phân cấp đầu tư theo luật định.

Căn cứ theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định: Vốn đầu tư mới; vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.

Căn cứ vào chủ đầu tư: Chủ đầu tư là Nhà nước; Chủ đầu tư là các doanh nghiệp; Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.

Căn cứ vào cơ cấu đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các ngành kinh tế; cho các địa phương và vùng lãnh thổ; theo các thành phần kinh tế.

Căn cứ theo thời đoạn kế hoạch: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngắn hạn; trung hạn và dài hạn.

Quy định mới về quản lý đầu tư xây dựng

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án xây dựng, thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I-IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định rõ khi đầu tư và xây dựng công trình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Bạn đọc có thể xem thêm các nội dung pháp lý tại: Luật Bất động sản

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây