Những điều bạn chưa biết về khảo sát xây dựng

0
157
Đánh giá

Để thực hiện khảo sát xây dựng phải tuân theo các trình tự cũng như xây dựng các phương án thực hiện như thế nào? Lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến các khía cạnh như sức khỏe công nhân, tiến độ dự án,…Nhìn nhận, đánh giá và chủ động quản lý tốt quy trình xây dựng sẽ đảm bảo sự thành công của dự án xây dựng. Do vậy, khảo sát xây dựng là quy trình rất cần thiết đối làm thuận tiện cho việc bắt đầu tiến hành xây dựng.  

Hoạt động đầu tư xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khảo sát xây dựng là gì?

Xây dựng là công việc tạo dựng nên nhà cửa, công trình,các  cơ sở hạ tầng khác. Mặc dù hoạt động này được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố. Hoạt động xây dựng được quản lí bởi nhà quản lí hay chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng; giám sát bởi kỹ sư tư vấn giám sát cùng với kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của dự án.

Khảo sát trong xây dựng là hoạt động kiểm tra, thị sát, đo đạc, thăm dò, nghiên cứu, phân tích cụ thể và đánh giá tổng hợp điều kiện các địa điểm xây dựng về các yếu tố địa hình, địa chất, hiện trạng công trình để đưa ra các giải pháp, phương án đúng đắn về kỹ thuật để tiến hành thiết kế, xây dựng công trình.

Căn cứ Điều 73 Luật xây dựng, khảo sát trong xây dựng gồm các loại hình sau:

(i). Khảo sát địa hình.

(ii). Khảo sát địa chất công trình.

(iii). Khảo sát địa chất thủy văn.

(iv). Khảo sát hiện trạng công trình.

(v). Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng là gì?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Nhiệm vụ khảo sát trong xây dựng sẽ được lập để phục vụ công tác khảo sát, thiết lập và tiến hành các dự án đầu tư, do nhà thầu thiết kế lập:

(i). Nhiệm vụ khảo sát được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.

(ii). Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập.

(iii). Nhiệm vụ khảo sát được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.

Quy định về khảo sát xây dựng mới nhất

Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

Căn cứ Điều 25 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, trình tự quản lý chất lượng khảo sát gồm các bước sau:

  • Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng cần được lập phù hợp với từng loại, từng cấp công trình xây dựng, do nhà thầu thiết kế lập.Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát. Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát bao gồm:

(i) Mục đích khảo sát

(ii) Phạm vi khảo sát  

(iii) Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát 

(iv) Thời gian thực hiện khảo sát 

Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khảo sát do chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ; Điểm b, Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 02/2020/TT-BXD “Trường hợp cần thiết, Người quyết định đầu tư xem xét ủy quyền để Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt chi phí khảo sát cùng với nhiệm vụ khảo sát”.

Có thể bạn đọc quan tâm đến vấn đề thi công xây dựng, tham khảo thêm những bài viết khác của chúng tôi nhé!

  • Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Lập phương án kỹ thuật khảo sát do nhà thầu đầu tư khảo thực hiện sao cho phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt.

  • Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng

Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất. Ngoài ra, chủ đầu tư được quyền thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng khảo sát. Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.

  • Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát 

Chủ đầu tư sẽ nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát theo đúng quy định để có cơ sở đưa các dữ liệu vào thiết kế cũng như thanh toán hợp đồng khảo sát. Báo cáo khảo sát xây dựng gồm các nội dung sau:

(i) Căn cứ thực hiện khảo sát 

Chủ đầu tư sẽ nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát theo đúng quy định để có cơ sở đưa các dữ liệu vào thiết kế cũng như thanh toán hợp đồng khảo sát.

(ii) Quy trình và phương pháp khảo sát 

(iii)  Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình

(iv) Khối lượng khảo sát đã thực hiện

(v)  Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích

(vi) Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có)

(vii) Kết luận và kiến nghị

(viii) Các phụ lục kèm theo

Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu.

Trường hợp báo cáo kết quả khảo sát chưa đạt yêu cầu, chủ đầu tư gửi nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa hoặc phải thực hiện khảo sát lại.

Nhà thầu khảo sát phải chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát do mình thực hiện. Việc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát do nhà thầu khảo sát thực hiện.

Quy định về phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Căn cứ pháp lý: Điều 27 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Lập phương án kỹ thuật khảo sát do nhà thầu khảo thực hiện sao cho phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, các tiêu chuẩn về khảo sát được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư sẽ kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng. Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát làm cơ sở cho việc phê duyệt.

Tìm đọc các bài viết có nội dung liên quan tại: Luật bất động sản

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp lý trên được luật sư cùng các chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest nghiên cứu nhằm phổ biến kiến thức luật pháp, không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết sử dụng những kiến thức chuyên môn đáng tin cậy. Tuy nhiên đây là quan điểm cá nhân của tác giả, bạn đọc vui lòng tham khảo từ những bài viết khác.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan hoặc cần tư vấn về một vấn đề cụ thể, quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6190. E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây