Vai trò của vi bằng trong giao dịch bất động sản

0
135
5/5 - (1 bình chọn)

Vi bằng trong giao dịch nhà đất là văn bản được lập để ghi nhận hoạt động giao tiền hoặc giao giấy tờ giữa hai bên mua và bán với nhau. Ngoài ra, vi bằng không thực hiện chứng nhận việc mua bán, chuyển nhượng khi giao dịch nhà đất nói chung.

Vai trò của vi bằng trong giao dịch bất động sản
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Lập vi bằng là gì?

Trong lĩnh vực bất động sản, vi bằng hay việc lập vi bằng là một khái niệm tương đối phổ biến. Hiện nay, người ta có xu hướng chuyển nhượng hoặc mua bán đất đai, nhà cửa thông qua vi bằng. Liệu rằng vi bằng trong giao dịch nhà đất có khác so với vi bằng trong các hoạt động pháp lý thông thường hay không.

Khái niệm vi bằng

Vi bằng là một dạng văn bản tương đối đặc biệt, nó được dùng trong xét xử và nhiều tình huống pháp lý đặc thù. Nội dung chính của vi bằng thường bao gồm các căn cứ, chứng cứ là các hành vi hoặc sự kiện cụ thể. Bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa về vi bằng tại Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

Vi bằng Tiếng Anh là gì? Hiện nay vẫn chưa có cụm từ Tiếng Anh nào được coi là thuật ngữ chỉ khái niệm vi bằng. Chủ yếu các phiên dịch viên ngành luật thường dịch nghĩa từ này theo từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể. Bạn có thể bắt gặp khái niệm vi bằng được dịch ra thành cụm “Serving Papers” hoặc “Diploma according”.

Người lập vi bằng có thể là Thừa phát lại, thẩm phán hòa giải, nhân viên công lực, chưởng kế hoặc phụ tá công lý.

Tính chất bắt buộc của một vi bằng là sự khách quan, trung thực. Người lập vi bằng chỉ có thể ghi nhận những hành vi, sự việc, sự kiện do bản thân trực tiếp chứng kiến và ghi nhận. Thậm chí, trong một số trường hợp quan trọng hoặc có liên quan mật thiết đến pháp lý thì người lập vi bằng còn cần mời thêm nhân chứng để chứng kiến việc lập văn bản này.

Có khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm công chứng và vi bằng. Thực tế, việc công chứng chỉ dừng lại ở việc xác nhận tính xác thực và hợp pháp của một loại văn bản nào đó dựa trên các quy chuẩn của pháp luật. Vi bằng có thể thực hiện nhiệm vụ rộng hơn công chứng là xác thực cả các hành vi, sự kiện. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng ngày nay chưa có khái niệm công chứng vi bằng. Nhà nước chưa trao quyền công chứng lập vi bằng nên việc thực hiện hoạt động này trong giao dịch nhà đất là hoàn toàn sai.

Vi bằng nhà đất là gì?

Nếu bạn là một người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thì chắc chắn đã từng biết vi bằng có thể sử dụng trong các giao dịch đặc thù thuộc lĩnh vực này. Vậy trong mua bán nhà đất vi bằng là gì?

Vi bằng trong giao dịch nhà đất là văn bản ghi nhận hoạt động giao tiền hoặc giao giấy tờ giữa hai bên mua và bán với nhau. Ngoài ra, vi bằng không thực hiện chứng nhận việc mua bán, chuyển nhượng khi giao dịch nhà đất nói chung.

Lập vi bằng Thừa phát lại là gì?

Lập vi bằng Thừa phát lại là một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó phổ biến đến mức nhiều người nhầm tưởng “Lập vi bằng Thừa phát lại” là tên gọi đầy đủ của vi bằng. Tuy nhiên, bạn nên hiểu thuật ngữ này là một khái niệm chia nhỏ của vi bằng và lập vi bằng. Khái niệm này sẽ phân biệt việc Thừa phát lại lập vi bằng và việc những trợ lý pháp luật khác lập vi bằng.

Trong đó, lập vi bằng là hoạt động ghi chép lại đầy đủ, trung thực tất cả nội dung của một sự kiện, hành vi nào đó. Ngoài việc mô tả lại sự việc thì lập vi bằng cũng đồng thời chỉ việc Thừa phát lại chủ động thu thập các bằng chứng, tài liệu minh chứng sự việc trước pháp luật như ảnh chụp, băng ghi hình,…

Vi bằng có thể do các trợ lý pháp luật trên cả nước thực hiện. Người đang giữ nhiệm vụ phụ trách chính việc lập vi bằng là các Thừa phát lại. Vậy Thừa phát lại là gì?

Theo Nghị định 08/2020 thì các Thừa phát lại là người đủ tiêu chuẩn được Nhà nước cho phép lập vi bằng, tống đạt và xác minh điều kiện thực tế để thi hành một số bản án dân sự hoặc tổ chức thi hành án. Mở rộng thêm cho những ai đang thắc mắc tống đạt là gì thì thì đây là hoạt động giao bản kết luận điều tra, cáo trạng, lệnh tạm giam, khởi tố, triệu tập,… đến tay công dân có liên quan.

Để xác định một người có phải Thừa phát lại hay chưa bạn có thể căn cứ vào các điều kiện sau: i) Công dân mang quốc tịch Việt Nam; ii) Có bằng tốt nghiệp do các trường đào tạo chuyên ngành Luật cấp; iii) Có kinh nghiệm ít nhất ba năm trong lĩnh vực tư pháp tại các vị trí như luật sư, công chứng viên,…; iv) Người này cũng cần có chứng chỉ hành nghề Thừa phát lại và phải vượt qua các bài kiểm tra tập sự.

Các Thừa phát lại sẽ tiến hành các công việc được Nhà nước cho phép và cấp quyền thực hiện bao gồm: lập vi bằng theo quy định chung, thực hiện tống đạt giấy tờ và hồ sơ. Đôi khi các Thừa phát lại còn xác định các điều kiện thi hành án và hỗ trợ tổ chức thi hành án theo các yêu cầu cụ thể của đương sự đề xuất.

Xem thêm: Mua bán nhà đất bằng cách lập vi bằng 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây