Thẩm định là gì? Quy định pháp luật về thẩm định?

0
326
Đánh giá

Thẩm định có thể xem là một cụm từ khá quen thuộc đối với chúng ta, tuy nhiên ít ai có thể nắm rõ nghĩa của từ ngữ này. Vậy thẩm định là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thẩm định? Các trình tự, thủ tục thẩm định được quy định tại Việt Nam như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Everest sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thẩm định là gì và các quy định pháp luật về thẩm định

Thẩm định là gì
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Thẩm định là gì?

Thuật ngữ thẩm định không được quy định một cách rõ ràng và cụ thể trong các văn bản luật mà tùy từng lĩnh vực khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau của thẩm định về lĩnh vực đó.Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát rằng: Thẩm định là hoạt động của một bên chủ thể nhằm mục đích kiểm tra, xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp ký về một vấn đề nào đó do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện. Việc thẩm định có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự án, thẩm định đấu thầu thẩm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thẩm định dự thảo, văn bản quy phạm pháp luật.

Thẩm định dự án đầu tư là gì?

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới, bởi vậy mà có ngày càng nhiều dự án đầu vào Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Dù tỷ lệ các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng cao nhưng đất đai không phải là tài nguyên vô giá, Vậy nhà phố và đất nền có phải loại hình bất động sản đáng đầu tư nhất? Mặc dù vậy không phải bất kỳ dự án đầu tư vào cũng được cơ quan nhà nước thẩm định và chấp thuận đầu tư. 

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diện nội dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để đi đến kết luận chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Thẩm định dự án nhằm rà soát nội dung dự án đã được lập có đầy đủ hay không, thứ hai, để so sánh các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn mà nhà đầu tư kỳ vọng và cuối cùng là kết luận xem dự án có được đầu tư hay không. 

Trình tự, quy trình thẩm định 

Trình tự thẩm định dự án đầu tư

Trước tiên, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ dự án và phân công thẩm định. Sau đó các cơ quan này sẽ tổ chức nghiên cứu thẩm định và ký gửi báo cáo thẩm định.Bước cuối cùng là lưu giữ hồ sơ thẩm định

Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Bước 1: Điều đầu tiên là phải thu thập tài liệu, thông tin cần thiết bao gồm: Hồ sơ đơn vị và hồ sơ dự án

thẩm định
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ đơn vị, bao gồm: Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn. Các Quyết định và giấy phép, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm ban giám đốc, kế toán trưởng,…Báo cáo tình hình sản xuất như. Bảng cân đối tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh,…

Hồ sơ dự án: Kết quả nghiên cứu cơ hội và nghiên cứu tiền khả thi, Luận chứng kinh tế và kỹ thuật của dự án được phê duyệt, Hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng đầu vào đầu ra, Quyết định cấp đất, thuê đất, sử dụng đất và giấy phép xây dựng cơ bản.

Ngoài ra còn các tài liệu khác như sau : Chủ trương chính sách, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội. Văn bản pháp luật liên quan: Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, luật đầu tư , luật thuế, luật kinh doanh bất động sản,Tài liệu thống kê của tổng cục thống kê, Tài liệu thông tin và phân tích thị trường trong và ngoài nước do các trung tâm nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước cung cấp. Thông tin, tài liệu của các Bộ, vụ, ngành khác, Ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia,biên bản ghi chép tiếp xúc chủ đầu tư. 

Bước 2:  Xử lý, phân tích và đánh giá thông tin

thẩm định
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu và thông tin cần thiết như ở bước 1, ngân hàng tiến hành sắp xếp, đánh giá các thông tin để xử lý và phân tích thông tin một cách chính xác, nhanh chóng kịp thời nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định dự án.

Bước 3: Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư

thẩm định
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tùy theo tính chất và quy mô dự án, cán bộ thẩm định sẽ viết tờ trình thẩm định dự án đầu tư ở các mức độ và sự chi tiết khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, tờ trình thẩm định cần có một số nội dung sau: 

Đối với doanh nghiệp: tính hợp lý, hợp pháp, tình hình sản xuất kinh doanh và các vấn đề khác của dự án 

Đối với dự án: tóm tắt nội dung dự án.

Bước 4: Kết quả thẩm định: Một số vấn đề được thẩm định

thẩm định
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khách hàng: năng lực pháp lý, tính cách và uy tín, năng lực tài chính, phương án vay vốn và khả năng trả nợ, đánh giá các đảm bảo tiền vay của khách hàng.

Dự án cần: tính khả thi của dự án.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây