Các quy định pháp luật về hoạt động đấu thầu mà bạn cần biết

0
147
Đánh giá

Bạn đang quan tầm đến các vấn đề đầu thầu? Bạn muốn biết đấu thầu là gì và có những hình thức đấu thầu nào? Các vấn đề về đấu thầu được pháp luật quy định như thế nào? Đừng ngần ngại đọc ngay bài viết giải đáp một cách chi tiết đến từ Công ty Luật Everest!

Các vấn đề về đấu thầu
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đấu thầu là gì?

Khái niệm đấu thầu được quy định trong Luật Đấu thầu 2013 tại khoản 12 Điều 4.

Có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình mà chủ đầu sẽ tư mình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu để kí kết thực hiện hợp đồng. Các hợp đồng đó có thể là hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp. Hoặc cũng có thể là hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất. Khi đó, bên có nhu cầu sẽ tổ chức đấu thầu để các nhà thầu cạnh tranh nhau để giành quyền thực hiện các loại hợp đồng nêu trên.  Như vậy, bản chất của nó chính là sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu để được thực hiện 1 việc, một yêu cầu nào đó.

Các hình thức đấu thầu trong nước

Các hình thức đấu thầu trong nước
Các hình thức đấu thầu trong nước – Liên hệ tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198 để được tư vấn sớm nhất

Các hình thức đấu thầu được quy định từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013“. Theo đó, có 8 hình thức đấu thầu (hay còn gọi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư):

Hình thức đấu thầu rộng rãi:

  • Là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư mà khi đó không hạn chế về số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
  • Đối tượng áp dụng: cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu và không thuộc đối tượng áp dụng của các hình thức đấu thầu còn lại.

Hình thức đấu thầu hạn chế: 

Là hình thức đấu thầu được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù. Và đồng thời, chỉ có một số nhà thầu đáp có thể đáp ứng yêu cầu của gói thầu trong hình thức đấu thầu này.

Hình thức chỉ định thầu:

Yêu cầu đối với gói thầu trong hình thức chỉ định thầu đối với nhà thầu:

Có quyết định đầu tư được phê duyệt, không áp dụng với gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu để áp dụng chỉ định thầu đã được phê duyệt;

Tiến độ thực hiện gói thầu đã được bố trí vốn theo yêu cầu;

Có dự toán được phê duyệt theo quy địnhnhưng không áp dụng với gói thầu EP, EC, EPC, chìa khóa trao tay;

Thực hiện chỉ định thầu trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, đối với trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời hạn này là không quá 90 ngày;

Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước phải có tên nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu.

Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu với nhà thầu và chỉ định thầu đối với nha đầu tư được quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 22.

Hình thức chào hàng cạnh tranh

Trường hợp áp dụng: gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp:

Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng và có tính đơn giản;

Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng và có sẵn trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và chất lượng tương đương nhau;

Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt

Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu với nhà thầu và chỉ định thầu đối với nha đầu tư được quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 22.

Hình thức mua sắm trực tiếp:

Được áp dụng trong trường hợp gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Điều kiện áp dụng:

Nhà thầu đã trúng thầu và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó (theo đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế) ;

Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự nhưng với quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu trước đó;

Giá của các phần việc sẽ không được vượt hơn giá các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự trước;

Và thời hạn quy định: không quá 12 tháng từ khi ký hợp đồng gói thầu trước đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.

Hình thức tự thực hiện:

Là hình thức đáu thầu được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm. Với điều kiện tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Đấu thầu dưới hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt:

Là hình thức được áp dụng với các gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt. Và các hình thức đầu thầu nêu trên không thể áp dụng với gói thầu này được.

Đấu thầu thông qua hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng:

Là hình thức đấu thầu được áp dụng với các trường hợp:

Gói thầu trong hình thức này nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Chương trinh này nhằm hỗ trợ các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng có thể đảm nhiệm.

Một số quy định về đấu thầu

Các phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Các phương thức lựa chọn:

  • Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư một giai đoạn một túi hồ sơ;
  • Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư một giai đoạn hai túi hồ sơ;
  • Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hai giai đoạn một túi hồ sơ;
  • Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
Thẩm đình hồ sơ mời thầu trong hoạt động đấu thầu
Thẩm đình hồ sơ mời thầu trong hoạt động đấu thầu

Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

Các nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu (Điều 3 Nghị định 63/2014/NĐ-CP):

(i) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được xếp hạng ngang nhau (sau khi đã tính ưu đãi): ưu tiên nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn. Hoặc nhà thầu sử dụng nhiều lao động địa phương hơn sẽ được ưu tiên hơn.

(ii) Nhà thầu tham dự thầu là đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi. Trường hợp đó, nhà thầu chỉ được hưởng duy nhất loại ưu đãi cao nhất theo quy định.

(iii) Trường hợp gói thầu hỗn hợp: căn cứ các đề xuất của nhà thầu trong việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu sẽ được hưởng ưu đãi khi đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên so với giá trị công việc của gói thầu

Xử lý vi phạm quy định trong hoạt động đấu thầu

Khi các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu sẽ bị xử lý theo Điều 90 Luật Đấu thầu 2013.

Tổ chức hoặc cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan sẽ bị xử lý vi phạm. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của hành vi mà có thể áp dụng các hình thức xử lý sau:

Bị xử lý kỷ luật;

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc

Năng hơn là sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân còn:

Có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu, và

Bị đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm quy định trong đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Thẩm định hồ sơ mời thầu

Nội dung thẩm định:

Việc thẩm định hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau:

Tiến hành kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập các loại hồ sơ;

Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của các loại hồ sơ so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, gói thầu. Sự phù hợp với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có). Sự phù hợp so với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham gia giai đoạn một (đối với gói thầu hai giai đoạn). Và cuối cùng là so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan;

Xem xét đối với những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập các loại hồ sơ;

Ngoài ra còn có thể có các nội dung liên quan khác.

Chi phí cho việc thẩm định hồ sơ mời thầu

Điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu. Tuy nhiên, mức tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng

Một số câu hỏi về đấu thầu

Chứng chỉ hành nghề đấu thầu có bắt buộc?

Theo Điều 16 Luật Đấu thầu 2013 thì không phải trong mọi trường hợp đều bắt buộc cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu.

(i) Cá nhân tiến hành các hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án cũng là một yêu cầu cần có. Trừ trường hợp cá nhân đó thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.

(ii) Chứng chỉ hành nghề đấu thầu bắt buộc đối với các trường hợp:

Cá nhân sẽ trực tiếp tham gia vào việc lập các loại hồ sơ quy định tại khoản 2;

Cá nhân sẽ tham gia đánh giá các loại hồ sơ đó.

Cá nhân tham gia đánh giá hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức mang tính chuyên nghiệp. Bao gồm: tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp.

Mời thầu là gì?

Mời thầu hiểu đơn giản là một thủ tục để tạo ra các sự cạnh tranh từ các nhà thầu khác nhau để tìm kiếm được một nhà thầu, nhà đâu tư phù hợp và đảm bảo tốt nhất trên cơ sở công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong khi thực hiên các loại hợp đồng.

Khi nào phải thẩm định bất động sản?

Thẩm định giá bất động sản là sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất và các công trình gắn liền với đất. Và đất đó đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm tiến hành thẩm định giá.

Một số cấu hỏi liên quan đến đấu thầu
Một số cấu hỏi liên quan đến đấu thầu

Thẩm định giá bất động sản được tiến hành nhằm các mục đích sau:

  • Thế chấp các loại tài sản hoặc bảo lãnh tín dụng;
  • Trường hợp mua bán, chuyển nhượng hoặc góp vốn liên doanh;
  • Thành lập hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp;
  • Trương hợp xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
  • Với mục đích đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
  • Tư vấn về các dự án và lập dự án đầu tư;
  • Ngoài ra còn có các mục đích khác.

Tìm hiểu thêm: Nhà phố và đất nền có phải loại hình bất động sản đáng đầu tư nhất?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây