Hiểu thế nào về kiến trúc sư?

0
99
Đánh giá

Ngày nay, kiến trúc là một trong số những ngành có tầm ảnh hưởng lớn trong cuộc sống. Vậy nên, tên tuổi của những kiến trúc sư nổi tiếng cũng được công chúng quan tâm tới. Bởi họ gắn liền với những công trình kiến trúc nổi tiếng, để lại nhiều giá trị sau này. Vậy kiến trúc sư là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả hiểu thêm về kiến trúc sư.

Hiểu thế nào về kiến trúc sư?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người sẽ có trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc nội thất, công trình, cảnh quan… trên cơ sở đưa ra các giải pháp về công năng, tính thẩm mỹ cũng như các giải pháp kỹ thuật cho những công trình, đảm bảo tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc độc đáo, đẹp mắt và không kém tiện nghi tại một vùng, khu dân cư, khu công nghiệp hay cảnh quan đô thị, nông thôn… được yêu cầu  đồng thời trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về quá trình xây dựng công trình thực tế theo đúng bản vẽ, bản kế hoạch đã được phê duyệt trước đó với khách hàng hoặc chủ đầu tư.

Theo đó, công việc của kiến trúc sự là sử dụng chất xám và sức sáng tạo của bộ não kết hợp cùng sự khéo léo của đôi tay nhằm tạo nên các bản vẽ cho dự án mới hoặc tái cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các dự án cũ theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư hoặc khách hàng.

Bạn có thể tìm đọc những bài viết khác về lĩnh vực Luật bất động sản

Tiêu chuẩn với các hạng kiến trúc sư

Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV năm 2016 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành xây dựng.

Theo nội dung của Thông tư nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư được xếp theo 3 hạng gồm: Kiến trúc sư hạng I có mã số: V.04.01.01; Kiến trúc sư hạng II có mã số: V.04.01.02; Kiến trúc sư hạng III có mã số: V.04.01.03.

Bạn có thể tìm đọc những bài viết khác về lĩnh vực kiến trúc sư nổi tiếng việt nam

Kiến trúc sư hạng I

Thông tư liên tịch đã quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiến trúc sư hạng I bao gồm: có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp đối với phạm vi nhiệm vụ, công việc đảm nhiệm; Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên căn cứ theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản căn cứ theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; và có chứng chỉ bồi dưỡng căn cứ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I.

Kiến trúc sư hạng II

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Kiến trúc sư hạng II bao gồm: có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với nhiệm vụ, công việc đảm nhiệm; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên căn cứ theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có chứng chỉ bồi dưỡng căn cứ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II.

Kiến trúc sư hạng III

Đối với Kiến trúc sư hạng III, cần tiêu chuẩn bao gồm: có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với nhiệm vụ, công việc đảm nhiệm; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên căn cứ theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có chứng chỉ bồi dưỡng căn cứ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II.

Bạn có thể tìm đọc những bài viết khác về ngành kiến trúc

Kiến trúc sư làm những công việc gì

Kiến trúc sư chính là người sẽ chịu trách nhiệm thiết kế kiến trúc trong công trình và quy hoạch các công trình lớn nhỏ trong suốt quá trình từ khi khởi công đến khi hoàn thiện. Kiến trúc sư phối hợp với các kỹ sư chuyên ngành, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp đỡ nhau, chủ yếu về ngành xây dựng, nhằm đưa ra thiết kế hợp lý, phù hợp nhất cho công trình dự kiến sắp tới của mình. Nhưng, không hẳn mọi  kiến trúc sư đều chỉ làm công việc thiết kế của họ là sử dụng đầu óc và thẩm mỹ. Họ có thể hoạt động đa năng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để quản lý công tác thiết kế của bản thân mình, quản lý công tác thi công thiết kế một cách chuyên nghiệp nhất, đảm bảo cho công trình của khách hàng hoàn thành theo đúng kiến trúc và quy hoạch ban đầu và cũng đảm bảo chiều lòng như khách hàng đã yêu cầu.

Lương của kiến trúc sư là bao nhiêu

Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A.1 (từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00 tức là khoảng 9 đến 12 triệu)

Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78 tức là khoảng 6,5 đến 8 triệu).

Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 tức là từ 4 đến 7 triệu).

Lương kiến trúc sư thuộc ngành có lương tương đối cao tại Việt Nam, dao động trong khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng/ tháng, nếu deal lương tốt thì kiến trúc sư có thể nhận được mức hàng chục triệu đồng cùng với nhiều đãi ngộ hấp dẫn, chưa kể các khoản thưởng, bồi dưỡng và trợ cấp khác. Sự chênh lệch về mức lương còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và trình độ của mỗi kiến trúc sư, quy mô doanh nghiệp, nơi làm việc, mức độ kiêm nhiệm… Hơn nữa, kiến trúc sư có tay nghề và nhiều mối quan hệ có thể nhận thêm các dự án ngoài giúp tăng thu nhập hàng tháng.

Tại sao phải thuê kiến trúc sư thiết kế nhà

Đây là câu hỏi mà nhiều người chuẩn bị xây nhà luôn xuất hiện trong đầu. Việc xây dựng nhà có cần thiết phải thuê kiến trúc sư hay một doanh nghiệp tư vấn thiết kế kiến trúc nhà của mình hay không?

Xây nhà không hề đơn giản, nó là một quá trình lâu dài, từ lúc bắt đầu thi công đến lúc hoàn thiện xảy ra rất nhiều vấn đề, và có thể bạn và đơn vị thi công sẽ loay hoay xem có muốn thay đổi thiết kế so với mẫu ban đầu không, thêm chỗ này, bớt chỗ kia một tý. Nhiều khi bạn và đơn vị thi công không có tiếng nói chung làm nên sự mâu thuẫn, lãng phí tiền bạc và gia tăng sự mệt mỏi.

Đó là điều nhiều người mới nhận ra khi đã tự tìm một bản thiết kế miễn phí nhưng hình như đã muộn. Chủ căn nhà loay hoay thử nghiệm với cả một đống tiền như vật liệu, thời gian, nhân công, mà kết quả thu về chưa thực sự ưng ý và hợp lý.

Trong khi đó, nếu bạn thuê kiến trúc sư thiết kế nhà từ trước lúc thi công, chủ nhà sẽ có thể dễ dàng tìm ra cách bố trí bên trong căn nhà, hình thức bên ngoài không thể nào hay hơn nữa mới bắt tay vào làm, hạn chế tối đa sự lãng phí và tốn kém về cả thời gian và tiền bạc.

Xem thêm về đại học kiến trúc

Khuyến nghị công ty Luật TNHH Everest 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên Cứu khoa học hoặc phố biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó chỉ có thể là quan điểm cá nhân của nguời viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vẫn đề có liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư ván pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn

 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây