Đất rừng sản xuất là gì? Có được chuyển nhượng không?

0
185
Đánh giá

Đất rừng sản xuất là loại đất được nhà nước cấp cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thuê và sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Mỗi năm đều phải nộp phí và chịu sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, người nắm quyền sở hữu đất rừng sản xuất cần nắm và hiểu rõ các quy định dưới đây.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đất rừng sản xuất là gì?

Nhiều người vẫn thắc mắc và chưa nắm rõ về đất rừng có phải đất nông nghiệp hay không. Theo quy định của luật đất đai năm 2013 tại điều 10 viết rõ: Đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu vào mục đích kinh doanh sản xuất gỗ cây, lâm sản, các động vật rừng,… Cùng với đó, đất rừng sản xuất còn mang ý nghĩa bảo vệ và phòng rừng.

Phân loại đất rừng sản xuất

Đối với nhóm đất này thì cơ bản sẽ được phân thành hai loại sau:

  • Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên: là nhóm đất rừng được phục hồi bằng biện pháp chăm nuôi và tái sinh tự nhiên.
  • Loại đất rừng tự nhiên này được giao cho người sử dụng với mục đích để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hình thức quản lý chủ yếu của loại đất này là giao hoặc cho thuê đất.
  • Đất rừng sản xuất là rừng trồng: rừng trồng có thể sử dụng bằng vốn, ngân sách của nhà nước hoặc vốn của chủ sở hữu rừng đầu tư vào.

Mục đích và chế độ sử dụng đất rừng sản xuất

Về cơ bản mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thường là để sản xuất, trồng và kinh doanh gỗ, các loại lâm sản, đặc sản rừng, động vật,…

Kết hợp với mục đích sử dụng đó là mục đích bảo tồn, duy trì, phòng hộ và bảo vệ cho môi trường rừng sinh thái.

Căn cứ theo nhu cầu sử dụng đất của người đầu tư và mục đích sử dụng đất của nhà nước thì đất rừng có thể sẽ được phép chuyển mục đích sử dụng. Đối với những chế độ của sử dụng đất rừng sản xuất được quy định ở luật pháp bao gồm:

Đối với rừng tự nhiên

Theo khoản 33 điều 2 nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định đất rừng sản xuất được giao cho các tổ chức quản lý là rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu.

Khả năng bảo vệ và phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với rừng trồng

Theo khoản 2 điều 135 luật đất đai năm 2013 thì nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng được quy định như sau:

  • Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định giao đất là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất
  • Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng
  • Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm

Những quy định mới nhất về đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

Không chỉ những vấn đề về đất rừng sản xuất là gì. Nhiều người hiện nay vẫn còn băn khoăn và chưa nắm rõ những giấy tờ thủ tục của vấn đề chuyển nhượng đất rừng. Vậy những điều kiện để người sử dụng có thể tiến hành chuyển đổi, nhượng quyền là:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng
  • Không quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng
  • Không quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi

Đất rừng sản xuất có được xây dựng nhà không?

Theo quy định của nhà nước thì đất rừng sản xuất có được xây dựng nhà. Tuy nhiên, cần phải làm thủ tục chuyển đổi sang đất xây nhà và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của nhà nước. Thủ tục để chuyển mục đích từ đất rừng sang đất ở cần đảm bảo 3 bước thủ tục sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
  • Bước 2: Giao nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp không đủ giấy tờ thì các cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung thêm, hoàn chỉnh theo đúng quy định.
  • Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xác nhận, thẩm định lại nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu trong trường hợp hợp pháp và được phép chuyển thì sẽ tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và có yêu cầu đóng phí. Thời gian thực hiện từ 15 ngày. Tuy nhiên đối với khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa sẽ mất khoảng 25 ngày.

Đất rừng sản xuất có được cấp sổ xanh (sổ đỏ) không?

Sổ xanh hay còn gọi là sổ đỏ chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoàn toàn. Người sử dụng đất muốn được cấp sổ xanh thì cần đảm bảo được các quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận, đủ hồ sơ để nộp thủ tục xin cấp giấy và có nghĩa vụ hoàn thành các khoản lệ phí sau:

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại điều 33, nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm:

  • Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất
  • Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng
  • Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán. Hợp đồng tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật
    Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều này mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai
  • Đối với tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư
  • Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án trồng rừng sản xuất thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư
  • Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 đều này, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.’’

Về các thủ tục xin giấy, đóng góp lệ phí bao gồm:

  • Lệ phí địa chính: theo từng địa phương phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội
  • Tiền sử dụng đất: tùy trường hợp sẽ xem xét mức nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại nghị định 45/2014/NĐ-CP.
  • Lệ phí trước bạ: mức thu lệ phí trước bạ = giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành (đồng) x mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Đối với nhà, đất là 0.5%.
  • Lệ phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: không quá 1.500 đồng/m2.
  • Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ.

Có được thế chấp đất rừng sản xuất không?

Thế chấp là biện pháp dùng tài sản để đảm bảo đối với các hành vi vay hoặc cho vay. Nếu đất rừng là tài sản hợp pháp, có sổ xanh, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể sử dụng vào việc thế chấp. Tuy nhiên vẫn phải thuộc trong điều kiện diện tích không vượt quá hạn mức 300ha.

Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ về đất rừng sản xuất mà bạn cần hiểu để tránh đánh mất những quyền lợi cá nhân của người sử dụng. Hãy nắm rõ các quy định của nhà nước để có các biện pháp sử dụng đất phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhé.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây