Những loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp

0
144
Đánh giá

Hiện nay, đất phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Với các cơ chế đặc thù, đất phi nông nghiệp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những quy định pháp luật hiện hành về đất phi nông nghiệp và các loại đất cụ thể.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp, thay vào đó sẽ dùng cho các mục đích khác. Đó có thể là: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; …

Loại đất trên được phân biệt với đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Phân loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp

Một số loại đất phi nông nghiệp phổ biến

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị (hay còn gọi là đất thổ cư):

  • Đất ở tại nông thôn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
  • Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, đất xây dựng công trình nhằm phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc quy hoạch khu dân cư đô thị.

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp:

  • Loại đất được dùng vào mục đích xây dựng các cơ quan nhà nước, căn cứ tổ chức chính trị hoặc các tổ chức chính trị xã hội thì được coi là đất xây dựng trụ sở cơ quan.
  •  Đất xây dựng công trình sự nghiệp  bao gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:

  • đất thuộc chùa, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo;
  • Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Xem các bài viết liên quan tại đây:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây