Thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại

0
192
Đánh giá

Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản trở nên sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn bao giờ hết. Trong đó lĩnh vực đầu tư dự án nhà ở thương mại được không ít người quan tâm và tìm hiểu.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Dự án nhà ở thương mại là gì?

Dự án nhà ở thương mại là một hình thức kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 4 Điều 3 Luật nhà ở năm 2014. Theo đó, đấy là những dự án mà nhà đầu tư rót vốn vào trong khoảng thời gian trung hoặc dài hạn để tiến hành xây dựng các công trình nhà ở, sau khi hoàn thành thì có thể đem bán, cho thuê hay cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

Vì mang tính chất đầu tư lớn với số vốn không hề nhỏ nên dự án nhà ở thương mại phải được thực hiện đúng trình tự và thủ tục theo những quy định chặt chẽ của pháp luật hiện hành. Nhà ở thương mại được chia ra làm nhiều loại:

  • Nhà chung cư: là loại nhà ở có ít nhất hai tầng trở lên với nhiều căn hộ, được thiết kế có lối đi và cầu thang chung, được chia ra phần khu vực sở hữu chung và phần sở hữu riêng.
  • Nhà riêng lẻ: là loại nhà ở bao gồm nhà biệt thự, nhà ở độc lập và nhà ở liền kề. Nhà riêng lẻ được thiết kế và xây dựng trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của các cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình
  • Nhà kết hợp: đây là loại công trình xây dựng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau với nhiều công dụng khác nhau như : văn phòng kết hợp trung tâm thương mại, nhà ở kết hợp với rạp chiếu phim hay cửa hàng đồ ăn nhanh,…

Mục đích của đầu tư dự án nhà ở thương mại

Với các nhà đầu tư, khi rót vốn vào các dự án nhà ở thương mại thì chắc chắn việc tối đa hóa lợi nhuận chính là mục đích cuối cùng. Tuy nhiên , theo hình thức đầu tư này, lợi nhuận sẽ được tạo ra theo hình thức ban theo cơ chế thị trường, cho thuê hoặc cho thuê mua để thu hồi vốn và tìm kiếm khoản lợi nhuận “béo bở” đi kèm.

Không chỉ có thể tạo ra lợi nhuận cho bản thân, việc các nhà đầu tư góp vốn vào các dự án nhà ở thương mại còn góp phần giải quyết các vấn đề nhà ở cho không ít các đối tượng không có quyền sở hữu đất đai hợp pháp trong thời đại đất chật người đông như ngày nay, nhất là ở khu vực những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… góp phần thúc đẩy lối an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại

Vì dự án nhà ở thương mại có tính chất đầu tư trung và dài hạn nên các chủ đầu tư phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch và quy trình đầu tư hết sức chặt chẽ và nên nhận sự tư vấn lập dự án đầu tư của các chuyên gia. Và theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trình tự thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại phải tuân theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định 99/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định trên, các chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý
  • Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật
  • Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý đề nghị chấp thuận; các nội dung đề xuất chấp thuận quy định; lý do đề nghị chấp thuận và chứng minh sự phù hợp của nội dung dự án với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.
  • Quyết định phê duyệt quy hoạch kèm theo bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở cần chấp thuận chủ trương đầu tư. Như vậy, để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng quy định thì ngay trong khâu chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư cần phải thực hiện một số thủ tục liên quan như: Xin cấp phép quy hoạch, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo tác động môi trường, đăng ký đầu tư.

Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào quy mô của dự án mà hồ sơ sẽ có sự thay đổi linh hoạt hơn.

Bước 2: Nộp hồ sơ và đăng ký đầu tư

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và văn bản cần thiết, chủ đầu tư tiến hành việc đề nghị chấp thuận bằng cách nộp hồ sơ và đăng ký đầu tư và đặc biệt là đăng ký cấp Giấy phép xây dựng cho dự án này tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là bước hết sức quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển dự án cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Bước 3: Đợi thông báo của cơ quan

Khi bước thứ hai đã thực hiện xong, chủ đầu tư sẽ thực hiện thêm một số các thủ tục nhỏ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và đợi xét duyệt thông qua dự án là đã có thể bắt tay thực hiện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây