Thẩm định giá công trình xây dựng

0
160
5/5 - (1 bình chọn)

Thẩm định giá công trình xây dựng là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của công trình xây dựng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. 

Thẩm định giá công trình xây dựng
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác (Theo Điều 3 Luật Xây dựng 2014).

Phân loại công trình xây dựng:

a, Công trình dân dụng

  • Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
  • Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thương nghiệp, dịch vụ, nhà làm việc, khách sạn, nhà khách, nhà phục vụ giao thông, nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình, nhà ga, bến xe, công trình thể thao các loại

b, Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử – tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

c, Công trình giao thông gồm:

  • Công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, cầu, cầu, sân bay.
    d, Công trình thủy lợi gồm:
  • Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.

e, Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm:

  • Công trình cấp nước, thoát nước;
  • Nhà máy xử lý nước thải,
  • Công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải;
  • Công trình chiếu sáng đô thị.

Phương pháp thẩm định giá công trình xây dựng

Khác với các bất động sản khác, các công trình xây dựng thường có qui mô xây dựng lớn (sử dụng nhiều đất đai), có tính đặc thù và chuyên dùng cao, vì thế ít giao dịch hoặc thậm chí không có giao dịch trên thị trường. Chính vì vậy, cần thiết phải lựa chọn những phương pháp thẩm định giá phù hợp. Trong thẩm định giá công trình xây dựng có thể áp dụng tất cả các phương pháp thẩm định giá để định giá công trình xây dựng. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương pháp định giá được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí, phương pháp lợi nhuận và phương pháp thặng dư.

(1) Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá công trình xây dựng dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng để ước tính giá trị thị trường của công trình xây dựng cần định giá. Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong định giá các loại công trình xây dựng tạo ra thu nhập như các công trình thuỷ lợi (thu phí thuỷ lợi), các công trình giao thông (thu phí cầu đương, bến bãi), công trình thương mại (phí thuê diện tích kinh doanh…).

(2) Phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí là phương pháp định giá công trình xây dựng trên cơ sở chi phí tạo ra một công trình xây dựng tương tự công trình xây dựng cần định giá để ước tính giá trị thị trường công trình xây dựng cần định giá. Phương pháp chi phí được áp dụng phổ biến trong định giá các công trình xây dựng mới hoặc đã qua sử dụng, do tính đặc thù của các công trình xây dựng là ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường. Ngoài ra, các dữ liệu, thông tin áp dụng cho phương pháp này là tương đối dễ thu thập, do các công trình xây dựng đều có bản thiết kế và báo cáo quyết toán xây dựng/hoặc các ghi chép về chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, thuê đất…

(3) Phương pháp lợi nhuận

Phương pháp lợi nhuận là phương pháp thẩm định giá dựa trên khả năng sinh lợi của việc sử dụng công trình xây dựng để ước tính giá trị thị trường của công trình xây dựng cần định giá. Phương pháp lợi nhuận cũng được sử dụng rất phổ biến trong định giá các công trình xây dựng, đặc biệt là đối với các công trình xây dựng tạo ra khả năng sinh lời các công trình thương mại, công trình dân dụng nhà ở, rạp chiếu bóng,…

(4) Phương pháp thặng dư

Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá công trình xây dựng trên cơ sở ước tính giá trị công trình xây dựng sau khi đã phát triển (cải tạo, sửa chữa hoặc xây lại mới) trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong định giá công trình xây dựng có tiềm năng phát triển, cải tạo.

Để thẩm định giá từng loại công trình xây dựng thẩm định viên tham khảo Quyết định số 44/QĐ-BXD công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình để ước tính giá trị công trình xây dựng.

4. Mục đích thẩm định giá công trình xây dựng:

  • Mua bán, chuyển nhượng.
  • Vay vốn ngân hàng.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế.
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư.

5. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Các hợp đồng thi công
  • Bản vẽ, hồ sơ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Hồ sơ dự toán công trình
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Xem thêm: Thẩm định giá khách sạn 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây