Nghề broker bất động sản và những điều cần biết

0
153
Đánh giá

Khi nói đến nghề broker người ta thường hay hình dung đến những con người có vẻ ngoài hào nhoáng, nói năng khéo léo. Hoặc thậm chí là những “cò đất”, chuyên dụ dỗ, lừa đảo để có hoa hồng cao ngất ngưởng. Vậy broker bất động sản là gì?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thực tế các brokerage làm những công việc gì? Chúng ta có hiểu đúng về một công việc lao động chân chính không?

Broker là gì?

Broker là từ tiếng Anh của người môi giới. Theo Wikipedia, Người môi giới là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán. Và được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ.

Với bất động sản, theo khoản 2 Điều 3 luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, người môi giới là người làm trung gian cho các bên mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Broker giúp cho bên bán có thể bán được với giá tốt nhất. Bên mua tìm được bất động sản phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Bên cạnh đó, các nhà môi giới cũng giúp cho khách hàng của mình chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và hoàn tất thủ tục mua bán. Vì vậy, họ chính là những người thúc đẩy thị trường hoạt động hiệu quả hơn, và là nhân tố không thể thiếu trong mỗi giao dịch.

Ở Việt Nam, nghề môi giới bất động sản phát triển rất tự phát. Đôi khi, còn bị gọi là “cò đất”, hay bị khách hàng của mình nghi kỵ, đề phòng.

Tuy nhiên, cò đất là người dùng mánh khóe để kiếm lợi từ cả bên mua và bên bán.

Còn brokerage là gì? Đó là một công việc sử dụng sự hiểu biết, kiến thức chuyên môn, tầm nhìn và khả năng đánh giá thị trường bất động sản để tư vấn cho khách hàng những thương vụ tốt nhất. Vì vậy hai nghề này là hoàn toàn khác nhau về bản chất.

Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về công việc của các nhà môi giới bất động sản.

Công việc của các broker

Để trở thành một broker bạn cần làm những công việc gì?

(i) Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Đầu tiên bạn cần xây dựng cho riêng mình một cơ sở dữ liệu từ data do công ty cung cấp và nguồn thông tin sẵn có của bản thân. Sau đó, bạn tiếp cận khách hàng bằng các hình thức như gọi điện thoại, phát tờ rơi, tham gia các hội thảo bất động sản hay trực ở các dự án…

(ii) Tìm hiểu thông tin các dự án sau đó cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng. Thông qua đó giúp đỡ người mua có thể lựa chọn cho mình một bất động sản phù hợp nhất còn người bán thì có thể bán được với giá tốt nhất.

(iii) Hỗ trợ khách hàng làm các giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục sang tên.

(iv) Duy trì quan hệ với khách hàng cũ, có thêm khách hàng tiềm năng nhờ sự giới thiệu của họ.

(v) Thực hiện các kế hoạch mở rộng kinh doanh của ban giám đốc

Vai trò của các broker

Các nhà môi giới chính là những chuyên gia bất động sản có giấy phép hành nghề, và thường là người đại diện cho bên bán. Họ có nhiệm vụ:

(i) Xác định giá thị trường của bất động sản được giao bán.

(ii) Lập danh sách, tiếp thị, quảng cáo các bất động sản cần bán.

Giới thiệu với khách hàng tiềm năng những đặc điểm nổi bật của bất động sản muốn bán.

(iii) Thông báo với khách hàng những chính sách ưu đãi và những vấn đề liên quan tới bất động sản đang được ra bán.

(iv) Thông báo với người bán những yêu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ thấp hơn các broker là người đại diện cho bên mua. Khi đó họ cần:

(i) Căn cứ vào những yêu cầu của người mua, các nhà môi giới bất động sản sẽ xác định chính xác các bất động sản được rao bán trong khu vực người mua mong muốn.

(ii) Khi khách hàng quyết định mua, chuẩn bị thỏa thuận mua bán, người môi giới sẽ thay mặt người mua thương lượng với người bán về giá cả và các chính sách khuyến mãi kèm theo.
(iii) Kiểm tra, quản lý tài sản sau khi đạt thỏa thuận giữa 2 bên và đôn đốc việc tu sửa.
Hỗ trợ hoàn thiện thủ tục sang tên đổi chủ, giúp người mua nắm quyền sở hữu tài sản.

Đằng sau vẻ hào nhoáng của nghề môi giới bất động sản là một cuộc chiến gian nan, cần sử dụng một lượng lớn tri thức và kỹ năng mua bán bất động sản. Vậy để trở thành một broker bạn phải thỏa mãn yêu cầu nào?

Điều kiện để trở thành một broker là gì?

Chúng ta thường nghĩ nghề môi giới bất động sản chỉ cần khéo ăn nói là có thể làm được. Tuy nhiên đây là một ngành nghề kinh doanh rất nhạy cảm và được nhà nước quản lý gắt gao.

Bộ Xây dựng đã ban hành một Thông tư nhằm quy định về việc hành nghề môi giới bất động sản, hướng dẫn việc đào tạo kiến thức cho những người làm công việc này.

Để có thể hành nghề môi giới bất động sản, các broker cần là chứng chỉ hành nghề. Để có được chứng chỉ này họ sẽ phải tham gia một kỳ thi sát hạch bao gồm:

Thi kiến thức cơ sở:

Người môi giới phải nắm vững các thông tin pháp luật về thị trường, kinh doanh và đầu tư bất động sản, phòng chống rửa tiền bằng kinh doanh bất động sản.

Thi kiến thức chuyên môn:

Giới thiệu tổng quát dịch vụ môi giới bất động sản, quy trình, kỹ năng môi giới bất động sản và giải quyết tình huống thực tế.

Điều kiện dự thi:

Có năng lực chịu trách nhiệm dân sự, không trong thời gian thi hành án phạt tù hay đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tốt nghiệp THPT trở lên.
Nộp hồ sơ đăng ký và lệ phí dự thi theo quy định.

 Lưu ý:

(i) Chứng chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.

(ii) Người có chứng chỉ đã hết hạn phải ngừng hoạt động môi giới bất động sản.

(iii) Người có chứng chỉ môi giới bất động sản do quốc gia khác cấp sẽ chỉ thi kiến thức cơ sở, không cần thi kiến thức chuyên môn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây