Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì?

0
344
Đánh giá

Năm 2020, trước những lùm xùm của nhiều dự án bất động sản thì Pháp Lý luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy theo quy định Pháp Luật trong ngành bất động sản thì hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì?

Hồ sơ pháp lý là gì sao lại quan trọng đến thế? Đây là tổng hợp các giấy tờ liên quan đến pháp luật được cấp bởi cơ quan ban ngành nhà nước. Hay nói cách khác là các giấy tờ chứng thực mức độ an toàn của một công trình dự án. Và trong bản hồ sơ đầy đủ không thể thiếu giấy phép kinh doanh.

Đây là giấy phép thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Giấy tờ này được cấp bởi Sở Công Thương. Loại giấy này chính là căn cứ xác định xem trong ngành nghề kinh doanh của chủ đầu tư liệu có chức năng đầu tư, phát triển dự án BĐS không.

Sổ đỏ – sổ hồng quỹ đất

Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì? Đáp án tiếp theo là giấy tờ quá quen thuộc trong đất đai. Bởi giấy tờ này còn được biết đến là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cùng tài sản với đất. Sổ sẽ được cấp bởi tài nguyên và môi trường. Trên sổ có ghi rõ các thông tin liên quan về quỹ đất. Ví dụ như đây ỏ đô thị hay đất nông nghiệp? Diện tích đất bao nhiêu? Quỹ đất có hình dáng như thế nào?

Đặc biệt giấy tờ này còn liên quan đến vấn đề ra sổ các loại hình nhà ở thời hạn. Ví dụ quỹ đất là đất đô thị khi xây Condotel thì thời hạn sở hữu là 50 năm kể từ khi bàn giao. Còn riêng nếu là đất nông nghiệp thì thời hạn là 50 năm tính đến ngày hết hạn trong phê duyệt đầu tư.

Quy hoạch chi tiết

Đây là giấy tờ được thành phố học tỉnh trực thuộc nơi có quỹ đất phê duyệt. Giấy tờ quy hoạch hoạch được hiểu là quy hoạch tổng thể bên ngoài của khu dự án. Ví dụ như bảng vẽ thiết kế, chi tiết công trình các phân khu,…Trong đó phải là quy hoạch có dự án do chủ đầu tư thực hiện.

Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là mẫu giấy nhất định phải có ở hồ sơ pháp lý trong xây dựng. Giấy phép được Sở xây dựng các tỉnh thành cấp cho chủ đầu tư dự án. Đây là mẫu giấy quan trọng nhất và là yếu tố xác định tính pháp lý xem liệu dự án có đủ yêu cầu để tiến hành xây dựng hay không.

Về cơ bản giấy phép có nội dung là cho phép chủ đầu tư xây dựng thực hiện thi công công trình ra sao? Chi tiết công trình cụ thể thế nào? Và nhất là:

  • Mật độ xây dựng như thế nào
  • Diện tích sàn xây dựng bao nhiêu
  • Bố trí tiện ích như thế nào
  • Số tầng căn hộ sắp xếp bao nhiêu
  • Sàn từng căn hộ thế nào
  • Diện tích cây xanh thiết kế ra sao?

Nói chung tất cả đều căn cứ đều dựa theo quy hoạch chi tiết 1(00 của dự án.

Biên bản nghiệm thu phần móng

Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì? Một loại giấy tờ cụ thể tiếp theo là biên bản nghiệm thu phần móng. Giấy tờ được Sở Xây dựng cấp. Biên bản chỉ được cấp khi chủ đầu tư hoàn thành xong xuôi phần móng công trình.

Có thể nói biên bản này được xem là cột mốc quan trọng nhất trong quá trình thi công dự án. Đồng thời cũng là một giấy tờ trong hồ sơ pháp lý xây dựng nhất định phải có. Bởi vi theo Luật BĐS năm 205 thì chỉ khi có biên bản này mới được phép cung cấp căn hộ. Và nhất là trong công tác huy động vốn để xây dựng sau khi đã đủ hồ sơ pháp lý.

Bảo lãnh ngân hàng

Đây là căn cứ nhằm đảm bảo nghĩa vụ tài chính từ chủ đầu tư với dự án sau khi hình thành. Trong trường hợp chủ đầu tư không xây dự án hay gặp rủi ro thì ngân hàng sẽ thay mặt chịu trách nhiệm và hoàn tiền. Về cơ bản giấy bảo lãnh đa phần đều do ngân hàng bảo lãnh. Trong đó bao gồm 2 loại giấy rõ ràng. Cụ thể là:

Loại 1

Giấy bảo lãnh tài chính cho toàn bộ dự án. Để có giấy phép này ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư cấp toàn bộ hồ sơ pháp lý BĐS. Sau đó mở tài khoản tại ngân hàng và quản lý tất cả dòng tiền từ dự án.

Loại 2

Giấy bảo lãnh cho mỗi khách hàng mua. Đây là giấy tờ khách hàng cần quan tâm nhất. Dựa trên số tiền khách đóng nếu dự án không xây dựng được thì khách hàng sẽ đến tại ngân hàng bảo lãnh yêu cầu trả tiền đã đóng.

Một số mẫu giấy khác trong hồ sơ

Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì? Bên cạnh những mẫu giấy tờ chính trên trong hồ sơ còn có thêm một số loại giấy tờ khác. Bao gồm:

  • Biên bản hoàn công
  • Giấy cho phép bán
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Quy hoạch chi tiết 1/2000
  • Hồ sơ chuyển nhượng dự án

Trên đây là tổng quan chi tiết về hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì. Một khi hiểu rõ được các giấy tờ bạn nhớ chú ý kiểm tra cẩn thận dựa trên dự án trước khi mua để hạn chế các rủi ro liên quan cho mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây