Tách thửa đất đai là một trong những nhu cầu phổ biến đối với cả người dân và doanh nghiệp, nhằm mục đích mua bán, chuyển nhượng hoặc tặng đất cho người thân. Tuy nhiên, diện tích tối thiểu khi tách thửa là bao nhiêu không phải điều mà người sử dụng đất nào cũng nắm rõ.
Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý điều chỉnh diện tích tối thiểu khi tách thửa là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Diện tích tối thiểu khi tách thửa đối với đất nông thôn
Theo Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tối thiểu được tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định đối với từng loại đất sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
Đất nông thông theo quy định tại Khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 được định nghĩa như sau: “Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nha ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch”.
Diện tích tối thiểu được tách thửa phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã phê duyệt.
Diện tích tối thiểu khi tách thửa đối với đất thành phố
Căn cứ Khoản 1 Điều 144 Luật đất đai 2013, đất thành phố là đất ở tại đô thị, bao gồm đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với đất ở tại thành phố được điều chỉnh bởi khoản 4 Điều 144 Luật đất đai 2013, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương.
Vậy, quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa không áp dụng đồng nhất với tất cả địa phương. Đối với trường hợp của anh Lâm, cần xem Quyết định của UBND TP. Hồ Chí Minh và Quyết định của UBND tỉnh Tây Ninh quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh. Anh Lâm cần lưu ý là diện tích tối thiểu để tách thửa là khác nhau đối với đất nông thôn và đất đô thị.
Không đảm bảo diện tích tối thiểu khi tách thửa có sao không?
Nếu người sử dụng đất tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì:
Mảnh đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, bạn sẽ không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Như vậy, chỉ có thể tách thửa đất thành thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu với điều kiện phải đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề. Khi đó sẽ tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn