Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai

0
149
Đánh giá

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất đai được thực hiện như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua tình huống dưới đây:

Ngày mùng 10 tháng 6 năm 2008, Ủy ban nhân dân huyện A đã ban hành quyết định số 178/QĐ-UBND. Quyết định giao cho tôi được quyền sử dụng thửa đất thổ cư số 266 tờ bản đồ số 16 diện tích 215 m­­­2 ,tọa lạc tại thôn.., xã .., huyện A, thành phố Hà Nội để làm nhà ở. Lô đất của tôi có đặc điểm chiều ngang mặt đường là 10,5 m2 được cấp cùng đợt với các hộ gia đình liền kề. Tôi đã quản lý và sử dụng hợp pháp thửa đất nêu trên và nộp thuế đất hàng năm đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn B ở diện tích đất liền kề đã tự ý lấn chiếm hơn 1 mét đất chiều ngang và chạy dọc toàn bộ diện tích đất của tôi (11 mét chiều dọc)

Nguồn gốc thửa đất của gia đình ông Nguyễn Văn B là lấn chiếm đất công từ năm 2013 (thửa đất này trước đây của Hợp Tác Xã và làm sân bóng nhỏ cho trẻ con chơi từ trước năm 2013). Gia đình ông B đã tự ý xây dựng nhà cửa, công trình phụ trên thửa đất từ năm 2016 mà chưa có 1 văn bản nào cho ông B được sử dụng thửa đất đó. Gia đình chúng tôi đã nhiều lần làm đơn nên Ủy ban nhân dân cấp xã từ năm 2016 cho đến nay về hành vi lấn chiếm đất đai nhưng vẫn không được giải quyết triệt để, gây ra nhiều thiệt hại cho gia đình tôi. Vì khi gia đình tôi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo Luật Đất đai năm 2013 thì không thể làm thủ tục được do có tranh chấp về hộ giáp ranh đất liền kề.

Tôi xin hỏi Luật sư, hành vi lấn chiếm đất đai của ông B có bị xử phạt không và theo quy định nào hiện nay?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Giải đáp tình huống xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Căn cứ theo Điều 3, Nghị Định Số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai thì:

“ Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai như sau: “1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

Như vậy, việc lấn chiếm đất đai là hành vi lấn hoặc chiếm hoặc lấn chiếm nếu đủ căn cứ xác định hành vi đó là trái pháp luật sẽ bị xử lý theo pháp luật về xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Trường hợp nêu trên của ông Nguyễn Văn B là hành vi: “a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép”; “b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;”

Đối với hành vi chiếm đất nêu trên, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 14 Nghị Định Số 91/2019/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực Đất đai

“1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên”.

Như vậy, đối với hành vi nêu trên của ông B, ông B có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 (hai triệu đồng) đến 3.000.000 (ba triệu đồng) đối với hành vi chiếm đất. Ngoài ra, ông B buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (trả lại toàn bộ diện tích đất lấn, chiếm của nhà nước và của nhà ông) đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Trường hợp ông B lấn, chiếm sang thửa đất của gia đình bạn, gia đình bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc khiếu nại theo các trình tự, thủ tục, quy định hiện hành.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây