Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất

0
161
Đánh giá

Câu hỏi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất sẽ được luatbatdongsan.vn giải đáp thông qua tình huống dưới đây: 

Năm 2011, bạn tôi có vay một khoản nợ là 2 tỷ đồng của ngân hàng A, do công ty bạn tôi đang làm ăn khó khăn nên chỗ bạn bè thân thiết, vợ chồng tôi đã đồng ý dùng căn nhà của vợ chồng tôi trị giá 6 tỷ làm tài sản bảo đảm thế chấp tại ngân hàng. Cả ba bên có thỏa thuận về mức lãi suất ngân hàng và thời hạn trả nợ là tháng 1/2017, nếu bạn tôi không trả được nợ thì vợ chồng tôi sẽ dùng tài sản đảm bảo của mình là căn nhà để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn tôi. Các bên đều ký vào hợp đồng vay cũng như hợp đồng thế chấp trên.

Năm 2013, bạn tôi làm ăn thua lỗ nên đã bỏ trốn, khoản tiền lãi ngân hàng cũng chưa thanh toán, đến nay cả gốc lẫn lãi của khoản nợ đã lên tới 4 tỷ đồng. Cuối tháng 1 năm 2017, tôi nhận được thông báo nếu không đủ khả năng thanh toán khoản nợ trên thì ngân hàng sẽ thu hồi và phát mại bán đấu giá ngôi nhà của vợ chồng tôi. Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi việc ngân hàng làm như vậy là đúng hay sai và việc ngân hàng phát mại thì cần thủ tục gì? 

Hợp đồng kinh doanh

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Cơ sở pháp lý giải quyết tài sản bảo đảm

– Bộ Luật Dân sự 2005

– Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP xác định bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm bên cầm cố, thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch.

Như vậy, trong trường hợp của anh, anh là bên thứ ba đã dùng tài sản của mình là căn nhà để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bạn anh. Việc này anh đã biết và hoàn toàn đồng ý với thỏa thuận của Ngân hàng và phía bạn anh, anh cũng đã ký vào hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, anh đã công nhận cũng như đồng ý với những thỏa thuận của các bên, điều này dẫn đến việc phát sinh trách nhiệm của anh trong trường hợp bạn anh không thực hiện hoặc không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Điều 56 Nghị định số 163/2006 NĐ_CP quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Về nguyên tắc, trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Như vậy, anh có thể thỏa thuận lại với ngân hàng thực hiện thế chấp tài sản về phương thức xử lý tài sản, nếu anh có khả năng trả nợ thay bạn mình thì anh sẽ thay bạn thực hiện nghĩa vụ này tại Ngân hàng, nếu không trả được nợ hoặc không thỏa thuận được với ngân hàng thì ngân hàng có quyền kê biên đối với với ngôi nhà anh đang ở và bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của bạn anh.

Về thủ tục thực hiện xử lý tài sản bảo đảm

Bên ngân hàng thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên. Nội dung thông báo gồm lý do xử lý tài sản, nghĩa vụ được bảo đảm, mô tả tài sản, phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Ngân hàng thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý.
Xử lý tài sản bảo đảm: Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Chuyền quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho người mua: Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây