Xử lý hành vi bán đất bằng sổ đỏ giả như thế nào?

0
159
Đánh giá

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thì đã kéo theo sự xuất hiện tràn lan sổ đỏ giả khiến những người bán nhà, mua đất không khỏi những bất an, lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật, cách nhận biết cũng như hậu quả pháp lý về hành vi bán đất bằng sổ đỏ giả trong các giao dịch đất đai.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật đối với hành vi bán đất bằng sổ giả

Thế nào là “sổ đỏ giả” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả)

Hiện nay chúng ta không quá lạ khi nghe về “sổ đỏ giả” hay “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả”. Vậy sổ đỏ giả có thể được hiểu là loại giấy tờ khi nhìn bề ngoài sẽ tương tự như mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đất đai. Vì những đặc điểm như họa tiết, hoa văn, nội dung,… rất giống nhau nên đã gây đến sự nhầm lẫn không chỉ đối với người mua nhà đất mà còn qua mắt được những người có trình độ chuyên môn cao như Công chứng viên khi kiểm tra.

Hiện nay các đối tượng làm giả giấy tờ, con dấu thực hiện hành vi ngày càng “tinh vi” thì dấu hiệu để nhận biết sổ giả hay sổ thật càng khó khăn hơn. Do vậy, khi kiểm tra sổ đỏ chúng ta cần phải xem kỹ những điểm sau:

  • Kiểm tra thông tin về chủ sở hữu đất.
  • Xem kỹ thông tin về nhà đất như vị trí, số thửa, số tờ bản đồ là những thông tin quan trọng của thửa đất đó, đồng thời cũng không được bỏ qua địa chỉ như số nhà, tên đường,…
  • Diện tích nhà đất, mục đích sử dụng đất, nguồn gốc và thời hạn sử dụng của thửa đất.
  • Kiểm tra con dấu và chữ ký.
  • Xem kỹ hình thức, sổ giả thường được ép plastic để dễ dàng gây nhầm lẫn với sổ thật. Thường in màu từng mặt sau khi quét lại sổ thật rồi dán lại với nhau. Tuy nhên, nếu sờ tay lên bề mặt sổ không thấy phần in nổi mà chỉ thấy hình ảnh nhẵn, thì khả năng đây là sổ giả rất cao.                                                                                                       

Dấu hiệu để cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi các đối tượng sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để thực hiện các giao dịch mua bán đất nền hay giao dịch liên quan đến đất đai thì rất có thể cấu thành “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định rõ về này khi có các căn cứ sau:

  • Mặt khách quan: Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Cụ thể ở đây là làm giả sổ đỏ và đưa ra những thông tin giả nhưng làm cho người khác tin là thật và bán nhà đất cho người khác nhằm chiếm đoạt tài sản (giao tiền). Về giá trị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên, tuy nhiên dưới hai triệu đồng thì phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc người phạm tội đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xoá án tích mà còn tiếp tục vi phạm thì người thực hiện hành vi mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này;
  • Về khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ. Cụ thể là quyền tài sản của người đi mua nhà, đất;
  • Mặt chủ quan của tội phạm: Thực hiện với lỗi cố ý. Biết rằng hành vi làm giả sổ đỏ và thủ đoạn gian dối của mình sẽ gây thiệt hại cho người mua bán đất nền nhưng mong muốn thực hiện và bỏ mặc hậu quả xảy ra;
  • Chủ thể: Chủ thể thường từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hậu quả pháp lý đối với hành vi bán đất bằng sổ đỏ giả

Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 quy định về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.””.

Hành vi làm sổ đất giả đang phổ biến hiện nay gồm:

  • Phôi thật bị lấy cắp ra bên ngoài sử dụng và làm giả nội dung in trong sổ đỏ giả như vị trí, chữ ký, … ;
  • Làm giả phôi hoàn toàn và cả nội dung được in trên đó.                                               

Trên đây là giải đáp của luatbatdongsan.vn về hậu quả pháp lý khi xảy ra hành vi bán đất bằng sổ đỏ giả..

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây