Một số thông tin về xin giấy phép xây dựng

0
81
Đánh giá

Hiện nay, nhu cầu xây nhà của người dân hay nhu cầu xây dựng theo dự án của các công ty, tập đoàn ngày càng lớn. Có rất nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra xung quanh vấn đề này, một trong số đó là xin giấy phép xây dựng. Bài viết này sẽ tìm hiểu kĩ thông tin về xin giấy phép xây dựng.

Một số thông tin về xin giấy phép xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xin giấy phép xây dựng ở đâu?

Hiện nay ngoại trừ các công trình quy định tại Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 được miễn xin giấy phép xây dựng, còn lại tất cả các công trình đều phải xin giấy phép xây dựng. Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định tại Điều 103 Luật xây dựng năm 2014 thuộc về Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tùy thuộc vào loại hình và tính chất của công trình.

Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt. Ví dụ một vài các công trình dân dụng như là: Bệnh có nhiều hơn 1000 giường bệnh, sân vận động cấp quốc gia có sức chứa lớn hơn 45.000 chỗ; nhà ga hàng không có lượt khách lớn hơn 10 triệu lượt khách/năm; trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác có tổng sức chứa lớn hơn 3000 người; các công trình Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương …

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư 03/2016/TT-BXD; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị… Ngoài ra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân công cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép  thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Bộ xây dựng hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nêu trên.

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình nhà ở đơn lẻ nằm trong quy hoạch phát triển của xã mình.

Bên cạnh đó, cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép  thì cơ quan đó là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp. Trường hợp cấp giấy phép xây dựng không đúng quy định mà không thu hồi giấy phép đã cấp sai đó thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Bạn có thể tìm đọc thêm bài viết về hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?

Tùy vào loại hình và tính chất, thời gian để được xin giấy phép xây dựng của từng công trình sẽ khác nhau. Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép di dời, giấy phép điều chỉnh có thời hạn không quá 20 ngày; đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị có thời hạn là 15 ngày; nhà ở nông thôn là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối với trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng hoặc cấp lại thì thời hạn cấp phép xây dựng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bạn đọc có thể quan tâm đến nội dung bài viết: Thủ tục xin cấp phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất quy hoạch

Đối với trường hợp xin giấy phép tạm trên đất quy hoạch, căn cứ theo Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 thì cần phải xem xét cơ quan có thẩm quyền cấp phép đã có kế hoạch sử dụng hàng năm đối với đất đó hay chưa. Nếu đã có kế hoạch thì việc xây dựng phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Bên cạnh đó, sau khi xin giấy phép xong và được đồng ý, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014 như: đảm bảo sự phù hợp như quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo các yếu tố về môi trường, an toàn, hạ tầng kĩ thuật, khoảng cách an toàn tới các cơ quan quốc phòng, an ninh.

Đối với những trường hợp nhà ở thuộc vùng quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền thì cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hình dáng, kích thước, diện tích sử dụng đất như trong quy hoạch. Những nhà ở nông thôn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết có nội dung liên quan đến Luật bất động sản.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây