Vai trò của thị trường bất động sản

0
1485
Đánh giá

Khi tìm hiểu xong khái niệm và đặc điểm của thị trường bất động sản, bạn cũng cần nắm rõ về vai trò của nó đối với nền kinh tế và các ngành liên quan.

Vai trò của bất động sản là gì?

1. Trong kinh tế

Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, là nhân tố góp phần đẩy mạnh huy động vốn đầu tư, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước, mở rộng các thị trường, góp phần ổn định kinh tế – xã hội.

Giống như các thị trường khác, thị trường bất động sản là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tức là nơi để người mua và người bán trao đổi thông tin. Nếu quá trình giao dịch thành công đồng nghĩa với việc các sản phẩm chuyển sang hình thái giá trị vô hình – tác động đến quá trình luân chuyển vốn của chủ thể kinh doanh.

Ngoài ra, quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường tạo ra giá trị thặng dư giúp nhà đầu tư giải quyết vấn đề vay lãi, trả lương và tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

2. Trong xã hội

Bất động sản tạo ra các giá trị hữu hình như nhà phố, biệt thự, cao ốc, chung cư, các công trình công cộng, góp phần đẩy mạnh nếp sống văn minh đô thị, nâng cao nhịp sống của người dân. Đồng thời, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới về hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, các công trình xã hội khác.

Ngoài ra, bằng cách xây dựng và phá triển của TTBĐS, Nhà nước tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, hệ thống chính sách quản lý, tạo điều kiện để thị trường được phát triển và mở rộng, tránh tình trạng đầu cơ, tham nhũng, trốn thuế…

3. Trong khoa học, kỹ thuật

Chủ thể thị trường nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận.

4. Trong quan hệ hợp tác

Là một thị trường có sức hút cao nhưng cần lượng vốn lớn, do đó thúc đẩy các nhà đầu tư liên kết với nhau vào một dự án, không những nhà đầu tư trong nước mà còn cả nước ngoài, tăng tinh thần hợp tác trong và ngoài nước.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phân loại thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể:

1. Căn cứ theo mức độ kiểm soát của Nhà nước

  • Thị trường chính thức hay thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước: bao gồm các giao dịch mà Nhà nước có thể kiểm soát được như giao dịch ở trung tâm đấu giá, ngân hàng, cho thuê tài chính…
  • Thị trường phi chính thức hay thị trường không có sự kiểm soát của Nhà nước như giao dịch bất động sản không tiến hành thủ tục pháp lý như giấy trao tay, giấy nhận nợ…

2. Căn cứ theo trình tự tham gia thị trường

  • Thị trường chuyển nhượng quyền sự dụng đất (giao, mua, cho thuê) hay còn được gọi là thị trường đất đai.
  • Thị trường xây dựng các công trình bất động sản để bán và cho thuê.
  • Thị trường bán hoặc cho thuê lại bất đống sản.

3. Căn cứ vào tính chất giao dịch

  • Thị trường đất đai (nông nghiệp và phi nông nghiệp)
  • Thị trường nhà ở (đô thị và nông thôn)
  • Thị trường bất động sản công nghiệp (nhà xưởng, các công trình, khu công nghiệp, khu chế xuất, mặt bằng sản xuất)
  • Thị trường bất động sản trong dịch vụ (trụ sở văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, cửa hàng) và các công trình công cộng
  • Thị trường công trình đặc biệt có hàng hóa bất động sản được xem là tài nguyên phi vật thể được khai thác phục vụ du lịch như di tích văn hóa, di tích lịch sử

4. Căn cứ theo tính chất quan hệ trao đổi hay loại hình kinh doanh

  • Thị trường mua bán, chuyển nhượng bất động sản
  • Thị trường đấu giá quyền sự dụng đất
  • Thị trường thuê và cho thuê bất động sản
  • Thị trường giao dịch các bất động sản dùng để thế chấp, bảo hiểm
  • Thị trường giao dịch các bất động sản dùng để góp vốn liên doanh
  • Thị trường dịch vụ bất động sản bao gồm các dịch vụ như môi giới, tư vấn bất động sản, định giá bất động sản…

5. Căn cứ theo thứ tự thời gian bất động sản tham gia thị trường

  • Thị trường cấp I (thị trường sơ cấp): Đây là thị trường chuyển nhượng, cho thuê hoặc giao quyền sự dụng đất. Thị trường này mang tính công khai và không có giao dịch ngầm
  • Thị trường cấp II: Đây là thị trường xây dựng công trình bất động sản để bán và cho thuê
  • Thị trường cấp III: Thị trường bán hoặc cho thuê lại các công trình đã được mua, cho thuê

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Các giai đoạn phát triển của thị trường bđs

Thị trường bất động sản ở các nước trên thế giới đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng trăm năm, tuy nhiên ở nước ta thị trường này mới thực sự phát triển trong vòng vài chục năm trở lại đây.

Khi nghiên cứu các giai đoạn phát triển của thị trường bất động sản trên thế giới, bạn sẽ thấy rằng thị trường bất động sản phải trải qua 5 giai đoạn cần thiết.

Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành thị trường bất động sản – Giai đoạn sơ khai

Giai đoạn này hình thành cơ sở hạ tầng của thị trường BĐS với giá trị quyền sử dụng đất là cơ sở chính. Người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay còn gọi là mua bán đất đai.

Ngoài ra người sử dụng đất cón thể thu được lợi ích từ việc khai thác sử dụng đất, bước đầu tiếp cận tín dụng và hiện đầy đủ quyền của người sử dụng đất.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thừa nhận thị trường bất động sản

Sau khi đã hình thành thị trường bất động sản, tiếp tục là giai đoạn thừa nhận TTBĐS. Tức là giai đoạn mà thị trường đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rõ ràng hơn các vấn đề về chi phí, thủ tục liên quan, đồng thời cơ chế đền bù cho việc thu hồi đất và tái định cư được thống nhất và sát với thị trường.

Việc cấp giấy chứng nhận này rất quan trọng vì nó kà cơ sở pháp lý cho hàng hóa bđs được lưu thông trên thị trường.

Để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển, Nhà nước đã có những động thái tích cực đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, giảm thuế, lệ phí giao dịch và xây dựng hệ thống quản lý ở mức phù hợp.

Giai đoạn 3: Giai đoạn thiết lập hệ thống quản lý thị trường bất động sản

Ở giai đoạn trước, Nhà nước đã cơ bản cấp các loại giấy tờ một cách rõ ràng hơn thì ở giai đoạn này, các chính sách sẽ tập trung vào tính chính xác.

Nhà nước thiết lập được các hệ thống đăng ký giao dịch một cách minh bạch, đáng tin cậy, an toàn và có hiệu lực, có những chính sách hữu hiệu về chi phí, thủ tục, khuyến khích được sự tham gia của nhà đầu tư vào thị trường chính thức.

Giai đoạn 4: Giai đoạn điều chỉnh

Để đảm bảo sự phát triển bình ổn của thị trường, Nhà nước cần thiết phải có hệ thống thể chế tài chính, tín dụng, bảo hiểm, hệ thống chế tài đủ mạnh tạo sự an toàn cho các giao dịch trong thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể.

Việc có hệ thống thể chế tài chính, tín dụng hợp lý, bảo lãnh cũng như việc xử lý bất động sản thế chấp để thu hồi nợ vay, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Lúc này người dân sẽ có cơ hội thế chấp bất động sản nhà đất để vay vốn phát triển kinh doanh riêng, đây chính là đòn bẩy cho việc phát triển thị trường bất động sản.

Giai đoạn 5: Giai đoạn phát triển

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn thịnh vượng nhất của thị trường bất động sản, lúc này thị trường sẽ thu hút được không chỉ nguồn đầu tư bên trong mà còn lẫn bên ngoài. Tại giai đoạn này, thị trường này có cơ cấu hoàn hảo và môi trường pháp lý và hệ thống quản lý hoàn thiện.

Tại giai đoạn trước Nhà nước cần thiết phải có hệ thống thể chế tài chính, tín dụng, bảo hiểm, hệ thống chế tài sao cho hợp lý thì ở giai đoạn này, nó còn phải mang tính chất là đầy đủ để đảm bảo cho sự vận hành của thị trường, đầy đủ ở đây là nó vừa phải có chính sách đầy đủ, rõ ràng, vừa phải minh bạch, công khai, an toàn trong đó đặc biết nhất là phải tạo ra được thị trường lành mạnh và ổn định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây