Tra cứu thông tin về đất đai

0
155
5/5 - (1 bình chọn)

Đất thuộc quy hoạch hay đất đã có Sổ đỏ chưa? Đây là điều quan tâm của nhiều người khi có dự định mua đất. Tuy nhiên, người dân có quyền được biết những thông tin về đất đai chỉ là chưa sử dụng “quyền được biết”. 

Tra cứu thông tin về đất đai
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Người dân có thể được biết mọi thông tin về đất đai?

Theo quy định người dân có quyền biết thông tin về đất đai (trừ danh mục tài liệu mật về đất đai thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an) như: i) Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai; ii) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; iii) Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; iv) Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; v) Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Hệ thống thông tin đất đai rất đa dạng nhưng người dân khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (mua đất, chuyển đổi…) thì cần biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể để tránh rủi ro. Theo phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thì danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của thửa đất gồm các thông tin sau:

    1. Thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ
    2. Người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ
    3. Quyền sử dụng đất
    4. Tài sản gắn liền với đất (có tài sản gì gắn liền với đất như: Nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm)
    5. Tình trạng pháp lý
    6. Lịch sử biến động (đã từng chuyển nhượng cho ai…)
    7. Quy hoạch sử dụng đất
    8. Trích lục bản đồ
    9. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    10. Giao dịch đảm bảo
    11. Hạn chế về quyền
    12. Giá đất

Tuy nhiên, người có yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu và cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, người dân có quyền được biết mọi thông tin về đất đai (trừ trường hợp thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). Trường hợp cơ quan Nhà nước từ chối cung cấp dữ liệu đất đai thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Nhà nước phải công khai thông tin về đất đai

Điều 28 Luật Đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin về đất đai như sau: i) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai; ii) Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật; iii) Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp; iv) Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Hình thức khai thác thông tin

Theo Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT tổ chức, cá nhân khai thác thông tin về đất đai qua những hình thức sau: i) Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS (chủ yếu là tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về đất đai như Luật Đất đai, Nghị định, thông tư…); ii) Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai (đây là hình thức chủ yếu khi muốn biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể).

Ngoài ra, Điều 13 Thông tư này quy định cơ quan Nhà nước sẽ không cung cấp dữ liệu về đất đai nếu thuộc một trong những trường hợp sau: i) Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định; ii) Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu; iii) Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật; iv) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Kết luận:

Người dân có quyền biết thông tin về đất đai, trừ dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước (trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin thửa đất cụ thể thì phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu và cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật khi viết phiếu yêu cầu);

Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Người dân cần nắm rõ quyền và hình thức khai thác thông tin về đất đai, nhất là khai thác thông tin về đất đai bằng phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Thực tiễn thì người dân có quyền nhưng không biết quyền hoặc không biết sử dụng quyền nên thường bị cơ quan Nhà nước “làm khó”.

Xem thêm: Trách nhiệm công khai thông tin bất động sản 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây