Tổng quan thẩm định giá bất động sản

0
173
5/5 - (1 bình chọn)

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về giá tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, bảo đảm lợi ích chính đáng các bên. 

Tổng quan thẩm định giá bất động sản
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Khái niệm, vai trò, mục đích, và ý nghĩa thẩm định giá bất động sản

Khái niệm thẩm định giá trị bất động sản

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩmđịnh giá. Căn cứ theo Điều 4. Luật Giá

Bất động sản Theo khoản 1, điều 107, BLDS 2015 đã liệt kê các loại tài sản được xếp vào nhóm bất động sản gồm có: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm định giá bất động sản là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của bất động sản phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Vai trò thẩm định giá trị bất động sản

Thẩm định giá tài sản nói chung, thẩm định giá bất động sản nói riêng là một hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, có thể coi là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh tế. Bởi vì mọi việc có liên quan đến các hoạt động kinh tế đều chịu tác động bởi khái niệm giá trị mà việc thẩm định giá là để xác định giá trị của tài sản ở trên thị trường.

Thẩm định giá bất động sản có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê, đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản.

Thẩm định đúng giá trị các nguồn vốn tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy tài sản, bất động sản tham gia vào các giao dịch kinh tế, tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về tài sản, bất động sản.

Mục đích thẩm định giá trị bất động sản

  • Thẩm định giá bất động sản thông thường phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan như:
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu: Hỗ trợ người mua quyết định mua; Người bán quyết định bán; Thiết lập cơ sở cho sự trao đổi; Thiết lập cho sự công nhận hoặc hợp nhất quyền sở hữu của nhiều tài sản; Xác định điều kiện và giá bán dự kiến cho một bất động sản.
  • Tài chính và tín dụng: Xác định giá trị để đảm bảo thế chấp vay vốn ngân hàng; Cung cấp cho nhà đầu tư cơ sở để quyết định giá thế chấp bất động sản; Bảo hiểm tài sản
  • Cho thuê theo hợp đồng
  • Thẩm định giá tài sản công ty: Xác định giá trị tài sản phục vụ cho việc công bố tài chính hàng năm của công ty; Xác định giá trị phần góp vốn của các bên trong trường công ty mới thành lập; Để tính toán trong việc mua ban, sáp nhập, hợp nhất, phá sản và giải thể công ty.
  • Phát triển tài sản và đầu tư: Để so sánh với tài sản đầu tư khác; Để xem xét khả năng đầu tư vào bất động sản
  • Thẩm định giá theo luật pháp: Để xác định giá trị đánh thuế; Để xác định giá trị bồi thường; Để phục vụ cho công tác xét xử và thi hành án.

Ý nghĩa thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá bất động sản là yêu cầu của nhiều loại hình nghiệp vụ tài sản (mục đích sử dụng tài sản) mà sinh ra. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của nước ta, thẩm định giá bất động sản trong quản lý ngày càng có vị trí trọng yếu và nó mang một số ý nghĩa sau đây:

  • Thẩm định giá là công tác cơ bản để thực hiện bố trí sản xuất và kinh doanh bất động sản một cách hiệu quả.
  • Thẩm định giá góp phần bảo vệ tài sản quốc gia được bù đắp đầy đủ và hình thành giá cả hợp lý, góp phần điều tiết các điều kiện chủ yếu trong quan hệ tái sản xuất xã hội.
  • Thẩm định giá bất động sản là thước đo cơ bản hiệu quả công việc duy trì và điều hòa quyền lợi của người có quyền sở hữu và người kinh doanh
  • Thẩm định giá bất động sản là điều kiện cần để khai phá yếu tố thị trường và thị trường sản quyền.
  • Thẩm định giá bất động sản theo thông lệ quốc tế có lợi cho việc mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, duy trì lợi ích quốc gia.

Cơ sở thẩm định giá trị bất động sản

Giá thị trường là cơ sở thẩm định giá

Cơ sở giá trị thẩm định giá có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá phi thị trường. Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 (TĐGVN02)

Giá phi thị trường là cơ sở thẩm định giá

Giá trị phi thị trường là mức giá ước tính của một tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng của tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 (TĐGVN03).

Quy trình thẩm định giá trị bất động sản

Quy trình thẩm định giá gồm 6 bước như sau:

  1. Xác định tổng quát về bất động sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
  2. Lên kế hoạch thẩm định giá.
  3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin (thẩm định giá hiện trạng).
  4. Phân tích thông tin
  5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
  6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá

Báo cáo kết quả thẩm định giá bất động sản

Là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập, trong đó nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của bất động sản được thẩm định để khách hàng và các bên liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá bất động sản

Chứng thư thẩm định giá là văn bản do Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá lập ra để thông báo cho khách hàng, các bên liên quan về nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá và chỉ được sử dụng vào mục đích đã ghi trong hợp đồng thẩm định giữa khách hàng và doanh nghiệp thẩm định giá.

Hồ sơ thẩm định giá bất động sản

Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bất động sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự, và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thẩm định giá bất động sản 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây