Thủ tục xin cấp phép xây dựng mới nhất hiện nay

0
117
Đánh giá

Cấp phép xây dựng có những quy định nào? Điều kiện để được cấp phép xây dựng là gì? Quy trình, thủ tục xin cấp phép xây dựng diễn ra như thế nào? Công ty TNHH Luật Everest sẽ giải đáp mọi thắc mắc này cho bạn đọc cũng như cung cấp thêm mẫu đơn đề nghị cấp phép xây dựng chi tiết cho bạn đọc tham khảo.

thủ tục xin cấp phép xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về cấp phép xây dựng mới nhất

Đất là tài sản thuộc quyền sử dụng của cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp. Tuy nhiên nó lại thuộc quyền sở hữu của toàn dân đại diện chính là Nhà nước. Do vậy, các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp chỉ có quyền chuyển nhượng, xây dựng hay cho tặng. Nhưng khi có nhu cầu thi công xây dựng trên mảnh đất chịu sự quản lý của Nhà nước thì các chủ đầu tư đó vẫn phải xin cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền và sẽ chỉ được thi công xây dựng khi được nhà nước cho phép, ngoại trừ các trường hợp được miễn xin cấp phép xây dựng như pháp luật đã quy định. Cụ thể như sau:

(i) Trường hợp cần phải xin cấp giấy phép xây dựng mới:

a) Các công trình không phải của Nhà nước, chỉ nằm trên khu vực của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, được thi công xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch;

b) Các công trình không thuộc dự án đầu tư thi công được Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, hoặc Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước phê duyệt hoặc không được chấp thuận về hướng tuyến công trình;

d) Các công trình thuộc các dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất nhưng lại không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước phê duyệt.

e) Các công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch hay xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt;

f) Các công trình thuộc dự án phát triển đô thị, nhà ở có quy mô trên 7 tầng, có tổng diện tích mặt sàn trên 500 m2, không có quy hoạch và không được cơ quan nhà nước phê duyệt;

g) Công trình ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch được phê duyệt; nhà ở riêng lẻ được thi công xây dựng trong các khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử, văn hóa;

h) Công trình xây dựng chính;

i) Các công trình còn lại, ngoại trừ các công trình đã được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.

(ii) Trường hợp xin cấp giấy phép sửa chữa:

a) Các công trình sửa chữa, cải tạo hay lắp đặt những thiết bị nội thất bên trong của công trình mà dẫn đến các hậu quả như làm thay đổi công năng sử dụng, thay đổi kết cấu chịu lực, ảnh hưởng tới môi trường và tính an toàn của công trình,…

b) Các công trình sửa chữa, cải tạo hay lắp đặt làm thay đổi mặt bằng kiến trúc tiếp giáp với mặt đường trong các đô thị.

(iii) Trường hợp cần phải xin cấp phép di dời:

Khi các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp muốn chuyển công trình đến nơi khác thì chắc chắn cần phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép được di dời công trình đó.

(iv) Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thuộc về các UBND cấp huyện trở lên.

Quy định được đặt ra là để nhân dân tuân thủ và làm theo, đảm bảo tính an ninh, bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Đây đều là những quy định cơ bản mà các chủ đầu tư nên tìm hiểu trước khi thực hiện thi công xây dựng một công trình nào đó, vừa giúp cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, vừa để tránh vi phạm các quy định liên quan đến cấp phép xây dựng gây gián đoạn quá trình thi công và có thể gây tổn thất cả về mặt kinh tế.

Điều kiện cấp phép xây dựng

Tại Điều 41 Nghị định 15/2021/NĐ-CP đã quy định về điều kiện xin cấp giấy phép thi công xây dựng như sau:

(i) Đối với những khu vực mà chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư ở nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch khu chức năng thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc của cơ quan nhà nước chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng sẽ là cơ sở để xem xét cấp phép xây dựng.

(ii) Công trình thuộc dự án đầu tư thi công xây dựng nhưng không bị yêu cầu lập quy hoạch chi tiết, công trình thuộc dự án đầu tư thi công xây dựng do một chủ đầu tư đứng ra tổ chức có quy mô nhỏ hơn 5 hecta (đối với dự án thi công đầu tư xây dựng nhà ở: nhỏ hơn 2 hecta) quy hoạch phân khu xây dựng sẽ là cơ sở để xem xét cấp phép xây dựng.

(iii) Đối với những công trình thi công xây dựng gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn và lợi ích xã hội có thể bị yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 Luật Xây dựng 2014, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu của chủ đầu tư thì cần phải có kết luận đáp ứng các yêu cầu về an toàn công trình, tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.

(iv) Điều kiện để được cấp phép thi công xây dựng đối với từng trường hợp cụ thể đã được quy định tại các Điều 91, 92, 93 và Điều 94 Luật Xây dựng 2014.

Các điều kiện đặt ra nhằm đảm bảo tính công bằng, tính an toàn cho môi trường, công trình xây dựng, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho nhân dân, nên việc tuân thủ theo các quy định trên là cần thiết. Như vậy, tuỳ theo đặc điểm của công trình xây dựng nằm trong khu đô thị, không theo tuyến ngoài đô thị, nhà ở riêng lẻ hay muốn xin cấp giấy phép có thời hạn mà sẽ có những điều kiện đi kèm riêng biệt. Các chủ đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, phục vụ cho quá trình xin cấp giấy.

Xem thêm bài viết “Xin giấy phép xây dựng nhà ở cần đáp ứng điều kiện gì?” tại đây

Quy trình, thủ tục xin cấp phép xây dựng

Bước 1: Nộp hồ sơ lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thi công xây dựng

Thuế thiết kế xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

thủ tục xin cấp phép xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của người có mong muốn xin giấy phép; sau đó tiến hành kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ và các thủ tục xin cấp giấy phép đã đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, cơ quan sẽ ghi giấy hẹn hoặc giấy biên nhận cho người làm hồ sơ; nếu như hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép chưa đáp ứng thì cơ quan đó sẽ có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn cho chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục xin cấp phép xây dựng theo quy định.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải tổ chức kiểm định hồ sơ và kiểm tra thực địa trong thời gian 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Sau 12 ngày mà cơ quan không có ý kiến gì, sẽ được coi là đồng ý, đồng thời sẽ phải chịu tất cả các trách nhiệm thuộc chức năng quản lý của mình.

Bước 3: Trả phí và nhận giấy phép

thủ tục xin cấp phép xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cơ quan chức năng sẽ căn cứ theo các quy định hiện hành để quyết định việc cấp phép xây dựng.

Kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đủ yêu cầu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng sẽ xem xét hồ sơ để cấp giấy trong thời gian 30 ngày. Trường hợp đến thời gian ghi trong giấy hẹn nhưng cần phải xem xét thêm, cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phải thực hiện thông báo cho người nộp hồ sơ biết lý do bằng văn bản, đồng thời báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp xem xét cũng như chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên không được quá 10 ngày tính từ ngày hết hạn ghi trên giấy hẹn.

Chủ đầu tư sẽ được nhận giấy cấp phép xây dựng cùng với hồ sơ thiết kế được cơ quan chức năng đóng dấu đỏ. Chủ đầu tư cũng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm Hồ sơ xin cấp phép xây dựng để biết thêm thông tin!

Mẫu đơn đề nghị cấp phép xây dựng chi tiết

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp phép xây dựng chi tiết. Các chủ đầu tư khi muốn làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng sẽ không thể thiếu mẫu đơn này.

PHỤ LỤC SỐ 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi: …………………………………

  1. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..

– Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..

– Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..

  1. Thông tin công trình:

– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..

– Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.

– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………

– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………

  1. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………

– Diện tích xây dựng: ……… m2.

– Cốt xây dựng: ……… m

– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………

– Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)

3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..

– Diện tích xây dựng: ……….m2.

– Cốt xây dựng: …………m

– Chiều cao công trình: ……..m

3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………

– Diện tích xây dựng: ……………..m2.

– Cốt xây dựng: …………..m

– Chiều cao công trình: ……………….m

– Nội dung quảng cáo: …………………….

3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: ………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.

– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum)

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.

– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:

– Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………

+ Diện tích xây dựng: …….m2.

+ Cốt xây dựng: ………m

+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)

– Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

– Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)

3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

– Tên dự án: ……………………………………

+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………

– Gồm: (n) công trình

Trong đó:

+ Công trình số (1-n): (tên công trình)

* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………

* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………

3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời:

– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.

– Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.

– Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.

– Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..

– Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.

– Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..

– Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….

– Số tầng: ……………………………………………………………………………..

  1. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..

– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………………………………………

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
  2. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 –

2 –

…… ngày ……tháng ….. năm ……

Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

 

Đây là mẫu đơn được cá nhân, tổ chức lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được cấp giấy phép xây dựng cho công trình, là một giấy tờ quan trọng trong thủ tục xin cấp phép xây dựng. Hiện các mẫu đơn đề nghị xin cấp phép như thế này được cung cấp rất nhiều trên các trang mạng Internet. Tuy nhiên không phải mẫu đơn này cũng đạt chất lượng và đạt yêu cầu, vậy nên các chủ đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ và phải biết chọn lọc để tránh xảy ra sai sót trong quá trình làm hoàn thiện thủ tục xin cấp phép xây dựng.

Sự lựa chọn tốt nhất đó là nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty luật, ở đó có các chuyên gia chuyên về lĩnh vực này, ngoài việc cung cấp cho bạn mẫu hồ sơ chính xác nhất thì họ còn có thể giải đáp toàn bộ thắc mắc về vấn đề cấp giấy phép xây dựng, giúp quá trình làm thủ tục xin cấp phép xây dựng được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. 

Xem thêm các nội dung có liên quan tại: Luật bất động sản 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây