Thông tin pháp lý liên quan đến hồ sơ kỹ thuật thửa đất

0
164
Đánh giá

Đối với một vài chủ sở hữu đất đai và có quyền sử dụng hợp pháp, việc nắm bắt rõ về hồ sơ kỹ thuật thửa đất là gì , giá trị sử dụng như thế nào, bao gồm các nội dung gì,… là cất cần thiết. Riêng vấn đề pháp lý, mọi người phải thận trọng, tìm hiểu thật kỹ, tránh dẫn đến một số hiểu lầm, sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật , gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là gì?

Lợi giải đáp cho câu hỏi “Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là gì?” cũng không quá khó, tất cả đều đã được nêu rất rõ trong các quy định tại bộ Luật Đầu tư và xây dựng. Hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ kỹ thuật thửa đất là tất cả các loại tài liệu cung cấp thông tin về:

(i) Hiện trạng công trình.

(ii) Trình trạng công tác quản lý thi công.

(iii) Các loại tài sản gắn liền, nằm trên giới địa của thửa đất.

Tất cả các loại tài liệu trong hồ sơ này được sử dụng để phục vụ cho mục đích quản lý đất đai của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin cho những cá nhân, tổ chức liên quan.

Những nội dung, tài liệu của hồ sơ kỹ thuật thửa đất

Theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều số 4, một bộ hồ sơ kỹ thửa đất sẽ bảo gồm một số nội dung, tài liệu như sau:

Tài liệu trong bộ hồ sơ kỹ thuật thửa đất trong trường hợp chính quyền địa phương đã xây dựng, lưu trữ và vận hành dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số, lưu vào cơ sở dữ liệu đất đai của Nhà nước. Cụ thể hơn sẽ bao gồm những nội dung bên dưới đây:

  • Tài liệu, thông tin về việc điều tra, đa đạc lại kích thước thửa đất, bao gồm cả bản đồ địa chính, sổ mục kê khai liên quan đến đất đai.
  • Sổ kỹ thuật thửa đất.
  • Bản lưu Giấy chứng nhận.

Trong trường hợp cơ quan, chính quyền địa phương chưa thực hiện việc xây dựng, vận hành và lưu trữ dữ liệu địa chính kỹ thuật số, lúc này hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu như sau:

(i) Các loại tài liệu theo đúng quy định trong thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều số 4, Khoản 1, Điểm a và c, tất cả thông tin, hồ sơ đều được tạo lập và lưu trữ dưới dạng giấy tờ lẫn kỹ thuật số (nếu có).

(ii) Tất cả lại liệu được quy định trong thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều số 4, Khoản 1, Điểm b và thành lập dưới dạng giấy tờ lẫn kỹ thuật số.

(iii) Sổ sách, giấy tờ theo dõi hiện trạng và tình trạng biến động của đất đai.

Khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất?

Theo pháp luật, bộ Luật Đầu tư và xây dựng vẫn chưa có bất kỳ quy định nào về các trường hợp nên/phải lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất cả cũng như việc bắt buộc phải nộp loại tài liệu, hồ sơ này cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, mọi thứ đều được sinh ra có mục đích riêng cả, sau đây sẽ là một số trường hợp mà mọi người phải lập hồ sơ địa chính:

  • Thực hiện tách đất đai/thửa đất.
  • Tích hợp các thửa đất thành 1.
  • Cấp sổ đỏ lần đầu tiên.
  • Có sự thay đổi về diện tích thửa đất so với ban đầu.

Sổ/giấy tờ đo đạc diện tích thửa đất khôn cụ thể hay có sự sai sót, không đúng thực tế,…
Nói tóm lại, nếu trong việc đo đạc diện tích thửa đất không có gì thiếu, sai sót so với thực tế, thực hiện chuyển toàn bộ quyền sử dụng thửa đất thì mọi người chẳng cần làm sổ kỹ thuật địa chính. Việc làm hồ sơ kỹ thuật thửa đất thực chất cũng phải dựa vào nhu cầu giữa đôi bên.

Còn trong trường hợp mọi người chỉ chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc tách đất ra thì phải bắt buộc làm hồ sơ kỹ thuật địa chính. Để thực hiện, bạn chỉ cần liên hệ với bên cục Tài nguyên và môi trường hoặc những công đi cung cấp dịch vụ đo đạc để tiến hành xét điều kiện thành lập hồ sơ kỹ thuật địa chính mà thôi.

Lưu ý về hồ sơ kỹ thuật địa chính

Phạm vi hiệu lực

Mọi người phải lưu ý rằng hồ sơ kỹ thuật địa chính chỉ hỗ trợ cho các thủ tục cấp sổ đỏ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai mà thôi, không bao gồm quyền sở hữu đất đai. Nếu muốn chuyển nhượng luôn cả quyền sở hữu đất đai, cấp sổ hồng thì phải cần thêm một số hồ sơ, tài liệu cũng như thực hiện thêm những thủ tục liên quan khác.

Thủ tục lập hồ sơ kỹ thuật địa chính

Ngoài ra, mọi người cũng cần lưu ý rằng đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng thửa đất sẽ phải thực hiện các bước thủ tục khác nhau cũng như hồ sơ, tài liệu không giống nhau. Thế nên hãy tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ đến sự tư vấn của cơ quan chính quyền địa phương, các công ty, văn phòng dịch vụ hỗ trợ pháp lý,… để nắm rõ chi tiết, chính xác nhất.

Hy vọng khi đọc xong những thông tin trên, mọi người ai cũng đã hiểu hết được hồ sơ kỹ thuật thửa đất là gì cũng như giá trí và phạm vị sử dụng cùng một số vấn đề liên quan. Do liên quan rất nhiều đến pháp lý nên hãy tìm hiểu thật kỹ nhé. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này. Hơn nữa, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại chuyên mục tư vấn luật của chúng tôi nhé.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây