Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

0
167
Đánh giá

Pháp luật nhà ở hiện hành đã có quy định cụ thể xác định quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm?

Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được xác định như sau:

Thứ nhất, cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương được quy định như sau:

(i) Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ của Chính phủ; nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương; nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý, trừ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP;

(ii) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý. Riêng đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP;

(iii) Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục trực thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương đó đang quản lý.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được giao quản lý trên địa bàn.

Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Theo Điều 40 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được xác định như sau:

Thứ nhất, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP có các quyền và trách nhiệm sau đây đối với nhà ở được giao quản lý:

(i) Quyết định người được thuê nhà ở công vụ, người được thuê, mua nhà ở cũ; quyết định người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;

(ii) Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở;

(iii) Phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở;

(iv) Ban hành hoặc quyết định giá thuê, thuê mua, giá bán nhà ở;

(v) Quyết định thu hồi nhà ở;

(vi) Các quyền và trách nhiệm khác mà Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định.

Thứ hai, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP thực hiện quyền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và việc phê duyệt kế hoạch bảo trì nhà ở. Riêng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện các quyền quy định tại các Điểm a, b và Điểm đ Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây