Những quy định mới nhất về quy hoạch xây dựng

0
115
Đánh giá

Quy hoạch xây dựng đảm bảo sự kết hợp hài hòa các yếu tố hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội, đáp ứng các mục tiêu phát triển mà vẫn cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng. Vậy quy hoạch xây dựng là gì? Nguyên tắc quản lý quy hoạch được quy định ra sao? Hãy cùng Luật Everest tìm hiểu những quy định mới nhất về vấn đề này.

Những quy định mới nhất về quy hoạch xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy hoạch xây dựng là gì?

Quy hoạch là sắp xếp, bố trí toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn. (Theo từ điển tiếng Việt)

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. (khoản 30, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014)

Xem thêm thông tin chi tiết về nội dung bài viết có liên quan: Thi công xây dựng

Nguyên tắc quản lý quy hoạch xây dựng

Các nguyên tắc quản lý quy hoạch là căn cứ để lập quy hoạch cũng như quản lý đầu tư xây dựng. Theo quy định tại điều 45, Luật Xây dựng năm 2014:

(i) Việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch chung về xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(ii) Việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Tuân thủ các nguyên tắc quản lý là điều kiện cần để quy hoạch đảm bảo được các yêu cầu đặt ra về phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông tư về quy chuẩn quy hoạch xây dựng mới nhất

Ngày 19 tháng 5 năm 2021, Bộ Xây dựng ra Thông tư số 01/2021/TT-BXD Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng. Kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2021 Thông tư này chính thức có hiệu lực, thay thế cho Thông tư số 22/2019/TT-BXD. Ban hành kèm theo Thông tư là bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD.

Trong đó, quy định kỹ thuật đặt ra các tiêu chuẩn: yêu cầu về đất dân dụng; yêu cầu về đơn vị ở; yêu cầu về các công trình dịch vụ – công cộng; yêu cầu về đất cây xanh; yêu cầu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới; yêu cầu về không gian và sử dụng đất các khu vực hiện hữu trong đô thị; yêu cầu về cao độ nền và thoát nước mặt; yêu cầu về giao thông; yêu cầu về cấp nước; yêu cầu về thoát nước và xử lý nước thải; yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; yêu cầu về nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; yêu cầu về cấp điện; yêu cầu về bố trí công trình kỹ thuật ngầm và cuối cùng là yêu cầu về quy hoạch nông thôn.

Có thể bạn đang quan tâm đến vấn đề: Đầu tư xây dựng

Giới thiệu các loại quy hoạch xây dựng phổ biến

Khoản 1, điều 13, Luật Xây dựng năm 2014 quy định quy hoạch xây dựng gồm:

(i) Quy hoạch vùng;

(ii) Quy hoạch đô thị;

(iii) Quy hoạch khu chức năng đặc thù;

(iv) Quy hoạch nông thôn.

Quy hoạch xây dựng đô thị

Cơ sở pháp lý: Quy hoạch xây dựng đô thị nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014; Luật Quy hoạch năm 2017; Thông tư số 20/2019/TT-BXD Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch nông thôn.

Theo khoản 4, điều 3, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Quy hoạch đô thị cần đảm bảo:

(i) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo phương hướng phát triển của đô thị đến 20 năm;

(ii) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.

Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị

Để trở thành đô thị, cần đáp ứng các tiêu chí về diện tích và dân số. Do đó, khi tiến hành xây dựng phát triển đô thị cần chú ý tới hai vấn đề trên.

Việc xây dựng phát triển đô thị giúp các đô thị có định hướng phát triển rõ ràng, đồng thời nâng cao được công tác quản lý kiến trúc đô thị, góp phần làm cho các đô thị có diện mạo khang trang, sạch sẽ hơn, hệ thống hạ tầng đầy đủ và tiện nghi. Mặt khác, sự hình thành các khu đô thị mới dựa trên quy hoạch còn tạo điểm nhấn về cảnh quan kiến trúc, thu hút đầu tư khu vực, tạo ra các nơi ở chất lượng cao cho cộng đồng dân cư.

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2014; Luật Quy hoạch năm 2017; Thông tư số 02/2017/TT-BXD Thông tư hướng dẫn về quy hoạch nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg, Quyết định ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới hướng đến mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa diễn ra có chiều sâu, hiệu quả bền vững; nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển bình đẳng giới, đảm bảo cảnh quan nông thôn xanh-sạch-đẹp, giàu bản sắc văn hóa.

Quy hoạch phát triển nông thôn mới cần đảm bảo 19 tiêu chí đã đề ra trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Quy hoạch xây dựng vùng

Quy hoạch xây dựng vùng gồm: Quy hoạch vùng liên huyện, vùng dọc tuyến đường cao tốc, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch khu chức năng,

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2014, Luật Quy hoạch năm 2017, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP Nghị định Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch.

Bởi vậy, quy hoạch vùng nhằm mục đích: Sắp xếp hợp lý các hoạt động của cư dân trên lãnh thổ phù hợp với đường lối, chính sách quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội- chính trị. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phân bố và tổ chức tối ưu các hoạt động theo vùng với tầm nhìn hướng về tương lai. Bảo vệ môi trường, phòng chống các thảm hoạ thiên nhiên. Đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Xem thêm các quy định pháp luật tại: Luật bất động sản

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây