Quy hoạch đô thị là gì? Luật quy hoạch đô thị mới nhất

0
137
Đánh giá

Quy hoạch đô thị là gì? Những kiến thức về luật quy hoạch đô thị mới nhất có gì nổi bật? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết, chính xác và đầy đủ nhất.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy hoạch đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức kiến trúc, không gian, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở nhằm mục đích tạo môi trường sống thích hợp cho những người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Trước khi tiến hành mua bán nhà đất thì việc nắm được quy hoạch đô thị là gì, đất có đang nằm trong diện quy hoạch hay không là vô cùng quan trọng. Nếu thuộc bị quy hoạch, phải kiểm là quy quy hoạch đất ở đô thị, quy hoạch cây xanh đô thị hay đất nông nghiệp để xác định mua với đúng mục đích nhu cầu: trồng trọt, chăn nuôi hoặc để ở.

Nếu mua đất thổ cư cần xem xét khu đất đang trong diện quy hoạch công trình công cộng hay công viên cây xanh? Nếu thuộc một trong hai diện này thì bạn không nên mua để tránh rủi ro bị Nhà nước thu hồi khi bắt đầu quy hoạch. Còn trường hợp mua đất để chăn nuôi, trồng trọt nhưng đất nằm trong diện quy hoạch cũng không thể mua.

Để kiểm tra đất quy hoạch có rất nhiều cách, bạn có thể áp dụng theo một số hình thức như:

  • Kiểm tra thông tin trên sổ đỏ
  • Nhờ công ty dịch vụ nhà đất tại địa phương có đất quy hoạch
  • Tra cứu quy hoạch đất trực tuyến
  • Liên hệ với các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Luật quy hoạch đô thị mới nhất 2020

Một số điểm mới cần nắm được trong luật quy hoạch đô thị mới bao gồm:

Pháp luật công khai

Cấm tuyệt đối mọi hành vi từ chối thông tin về quy hoạch. Các thông tin quy hoạch cần được công khai nhằm hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng tới quyền lợi của những người liên quan. Cụ thể, cấm các hành vi:

  • Làm giả, làm sau lệch hoặc hủy hoại hồ sơ, tài liệu về quy hoạch
  • Không công bố, công bố chậm hoặc không đầy đủ thông tin quy hoạch
  • Từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch trong khi thông tin đó không thuộc tin mật nhà nước
  • Cố ý công khai quy hoạch sai

Nguyên tắc thừa kế khi quy hoạch

Nguyên tắc quy hoạch đô thị được quy định rõ trong Điều 4, Luật quy hoạch năm 2017, cụ thể:

  • Phải đảm bảo tuân thủ, liên tục, kế thừa và ổn định trong quy hoạch
  • Luôn luôn thống nhất các chiến lược quy hoạch ngành, lãnh thổ
  • Công khai quy hoạch, đảm bảo sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, cơ quan, tổ chức,… hài hòa giữa lợi ích người dân với lợi ích quốc gia, địa phương
  • Đảm bảo tính độc lập giữa Hội đồng thẩm định quy hoạch với Cơ quan lập quy hoạch.
  • Bắt buộc phải lấy ý kiến khi quy hoạch

Luật quy hoạch đô thị mới nhất 2020 quy định việc lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan liên quan và những đối tượng mà quy hoạch tác động tới theo Điều 19. Việc lấy ý kiến khi quy hoạch dựa theo các hình thức sau:

  • Gửi tài liệu, hồ sơ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch.
  • Trưng bày và niêm yết tại nơi công cộng, phát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội thảo, hội nghị hoặc các hình thức khác theo quy định của luật pháp về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
  • Các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời. Đối với việc lấy ý kiến cộng đồng sẽ đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch.

Trình tự lập quy hoạch trong Luật quy hoạch đô thị mới nhất

Khoản 4, Điều 16, Luật Quy hoạch đã quy định rõ trình tự trong việc lập quy hoạch cấp tỉnh như sau:

  • Bước 1: Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng phát triển, mục tiêu trong tương lai
  • Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan và tổ chức liên quan đề xuất nội dung, ý kiến cho quy hoạch.
  • Bước 3: Xử lý, điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do UBND huyện và các cơ quan và tổ chức liên quan xây dựng, góp ý kiến.
  • Bước 4: Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch.
  • Bước 5: Hoàn thiện nội dung và lấy ý kiến lập quy hoạch.
  • Bước 6: Tiếp nhận, tiếp thu ý kiến và giải trình hoàn thiện quy hoạch.
  • Bước 7: Trình UBND tỉnh xem xét, thông qua và trình chính phủ.

Ngoài ra, việc lập kế hoạch cần có tính chất chuyên môn, chuyên ngành, cần đảm bảo tuân thủ các quy định của một số Luật chuyên ngành như: Luật đất đai 45/2013/QH13, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 sửa đổi luật quy hoạch bổ sung 2018, Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13,…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây