Những điểm nổi bật về quản lý dự án đầu tư xây dựng

0
88
Đánh giá

Hiện nay, với sự phát triển về kinh tế cũng như xu hướng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, các dự án đầu tư xây dựng nổi lên ngày càng nhiều. Bài viết này sẽ tìm hiểu về những điểm nổi bật về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Hoạt động đầu tư xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 59/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, theo đó quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện dự án và cuối cùng là kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Những điểm nổi bật trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình gồm quản lý về kế hoạch và phạm vi công việc; khối lượng và chất lượng xây dựng; tiến độ xây dựng; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng…

Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư sẽ là người quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dựa theo quy mô, nguồn vốn sử dụng, tính chất và điều kiện thực hiện để lựa chọn áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý phù hợp theo quy định tại Điều 16 Nghị định 59/2015 và Điều 62 Luật Xây dựng:

(i) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.

(ii) Ban quản lý đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật Nhà nước;

(iii) Thuê tư vấn đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ;

(iv) Theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;

(v) Ban quản lý đầu tư xây dựng một dự án hoặc thuê tư vấn đầu tư xây dựng đối với dự án PPP;

(vi)  Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.

Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2015, các giai đoạn tương ứng với các giai đoạn của một vòng đời dự án. Cụ thể với 3 giai đoạn chính như sau:

(i) Quản lý dự án ở giai đoạn hình thành và phát triển:

(ii) Quản lý dự án ở giai đoạn thi công xây dựng:

(iii) Quản lý giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm:

2 loại dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật

Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 5 Nghi định 59/2015 thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

(i) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

(ii) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Chứng chỉ hành nghề xây dựng có thời hạn tối đa 5 năm

Chứng chỉ hành nghề xây được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập trong ngành xây dựng.

Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Đặc biệt, chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm, riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú nhưng không quá 05 năm (khoản 4 Điều 44 Nghị định 59/2015 sửa đổi tại Nghị định 100/2018).

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện

Vị trí, chức năng

Khi được thành lập, Ban Quản lý  sẽ phải đảm nhiệm các chức năng cụ thể như sau: Trực tiếp quản lý  gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự án, tổ chức, quản lý, giám sát, thực hiện dự án và một số công việc khác cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý  có chức năng làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, trừ các trường hợp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư.

Hơn nữa, Ban Quản lý tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

Thêm vào đó Ban Quản lý  phải tuân thủ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý  quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan.

Không những thế, Ban Quản lý nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

Và Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

Nhiệm vụ

Đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng, Ban Quản lý  cũng đều sẽ có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

(i) Ban Quản lý dự án phải tiến hành các Thủ tục về giao nhận đất, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xin giấy phép xây dựng,… để chuẩn bị cho việc bắt đầu xây dựng  công trình.

(ii) Ban Quản lý dự án phải lập hồ sơ dự án gồm: thiết kế, dự toán ngân sách, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định, phê duyệt.

(iii) Ban Quản lý dự án phải lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Chuẩn bị hồ sơ để Trưởng Ban Quản lý ký kết hợp đồng với các Nhà thầu.

(iv) Ban Quản lý dự án phải giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, tổng quyết toán xây dựng phần công trình đã hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(v) Ban Quản lý dự án phải quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí xây dựng của dự án.

(vi) Ban Quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền trong đơn vị Chủ thầu đã thành lập Ban quản lý về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong Quyết định thành lập.

Quyền hạn

Trong việc quản lý dự án, ban Quản lý có vai trò quan trọng và là một bộ phận tập thể, gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động như sau:

(i) Lập kế hoạch

(ii) Quản lý và tổ chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của dự án.

(iii) Những hoạt động liên quan khác.

Ban Quản lý sẽ có nhiệm vụ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cũng như công cụ chuyên ngành, liên quan đến dự án để áp dụng vào những hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án xây dựng đạt được những tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra trước đó.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết có nội dung liên quan về Luật bất động sản.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây