Phí quản lý chung cư là gì? Cách tính ra sao?

0
220
Đánh giá

Phí quản lý chung cư là khoản phí định kỳ mà bất cứ ai sinh sống ở chung cư cũng phải đóng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về mục đích sử dụng cũng như cách tính khoản phí này.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực bất động sản, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư hay phí quản lý vận hành chung cư là khoản phí mà chủ sở hữu nhà, người thuê nhà phải đóng để ban quản trị tòa nhà chi trả cho các hoạt động vận hành nhà chung cư. Khoản phí này được quy định chi tiết tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD.

Phí quản lý chung cư dùng để làm gì?

Như đã đề cập ở trên, nguồn quỹ phí quản lý vận hành chung cư được ban quản trị tòa nhà sử dụng cho các mục đích sau:

  • Chi trả cho dịch vụ bảo vệ, đảm bảo an ninh khu nhà như lễ tân, ban quản lý, nhân viên bảo vệ.
  • Chi trả cho dịch vụ vệ sinh: lau dọn hành lang, thu gom rác thải, quét dọn nơi công cộng, diệt côn trùng…
  • Chi trả cho dịch vụ chăm sóc cảnh quan: chăm sóc cây xanh, vườn hoa, trang trí khu vực công cộng trong khu nhà.
  • Chi trả cho hoạt động vận hành, bảo dưỡng các tiện ích chung như máy bơm nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thang máy…
  • Chi trả cho các công việc liên quan tới vận hành tòa nhà khác.
    bảo vệ chung cư
  • Một phần phí quản lý chung cư được sử dụng để chi trả cho công tác bảo vệ.

Cách tính phí dịch vụ chung cư

Cách tính phí quản lý chung cư được quy định cụ thể tại Điều 30 Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Theo đó, giá dịch vụ chung cư được tính theo tiền Việt Nam đồng, bằng mức giá quy định nhân với diện tích sử dụng ghi trong sổ hồng.

Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư của chủ sở hữu, người sử dụng = Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư (đồng/m2/tháng) x Phần diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư

Mức phí quản lý chung cư hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào thỏa thuận của ban quản lý tòa nhà với các chủ sở hữu nhà, người thuê nhà. Căn hộ càng cao cấp thì giá dịch vụ càng cao. Phí dịch vụ ở các tòa chung cư hiện nay dao động từ 3.000 tới 50.000 đồng/m2/tháng.

Diện tích căn hộ để tính giá quản lý vận hành mà chủ sở hữu căn hộ phải đóng cũng được quy định cụ thể tại Điều 30 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD:

“Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:

a) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;

b) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.”

Như vậy, tùy vào diện tích và đơn giá quy định mà một căn hộ sẽ phải đóng từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng mỗi tháng.

Với nhà chung cư thuộc sở hữu Nhà nước thì việc thu phí vận hành sẽ dựa trên giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.

Mức giá trên chưa bao gồm các dịch vụ cộng thêm như bể bơi, tắm hơi, sân tennis, internet, truyền hình cáp và các dịch vụ khác cũng như thuế giá trị gia tăng (nếu có). Dù mức phí trên có phạm vi điều chỉnh cho các tòa nhà chung cư do Nhà nước quản lý nhưng cũng được sử dụng làm cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê nhà hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa chủ sở hữu, người sử dụng chung cư với đơn vị quản lý vận hành. Trong trường hợp các chủ thể không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý nhà chung cư thì có thể áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ như đã nêu trên.

Sự khác biệt giữa phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư

Phí quản lý chung cư là khoản kinh phí riêng biết để quản lý vận hành chung cư, tách biệt hoàn toàn với phí bảo trì chung cư 2% mà chủ sở hữu căn hộ đã đóng cho chủ đầu tư trước đó. Việc sử dụng hai loại phí này phải tuân theo quy định của Pháp luật và công khai minh bạch.

Ngoài phí quản lý chung cư thì chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ cũng cần quan tâm đến các khoản chi phí khác như phí trông giữ xe, giá điện nước….

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây