Những rủi ro kinh doanh homestay nhất định phải biết

0
169
Đánh giá

Nắm được những rủi ro kinh doanh homestay sẽ giúp dự tính cách giải quyết phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo công việc vận hành hiệu quả!

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

1. Rủi ro kinh doanh homestay từ khách hàng

(i) Khách review thiếu chính xác

Những kiểu khách như thế này rất nhiều mà không ít lần làm các host đau đầu. Việc để lại review xấu, rate sao thấp nhưng không đưa lý do cụ thể hoặc chận thực ảnh hưởng đến listing rất nhiều. Những khách hàng tiếp theo sẽ căn cứ vào review, thứ hạng để quyết định booking hay không. Những đánh giá xấu sẽ giảm uy tín, thậm chí giá trị căn hộ của bạn trong lâu dài.

“Mình host 1 người Hàn, anh ta cho mình 3*. Vấn đề là khi gặp chuyện không vừa ý anh ta không hề nói chuyện với mình. Mình luôn sẳn sàng để khắc phục vấn đề cho khách. Nhưng khách họ không giao tiếp, họ ở xong họ tự checkout luôn rồi đánh mình 3*. Quá chán, giờ không biết làm thế nào, có bị ảnh hưởng gì không nhỉ các bạn?” – chia sẻ rủi ro kinh doanh homestay từ 1 host trên Group các chủ hộ.

Với khách hàng kiểu này, bạn cứ mạnh dạn phản hồi và báo cáo lại trên các OTA hoăc giải trình/ xóa review nếu nó được đăng lên channel của homestay bạn.

(ii) Khách “dùng như phá”

Tâm lý và cách hành xử của khách hàng rất đa dạng. Có khách văn minh nhưng cũng có khách thiếu ý thức, thậm chí có làm mà không có nhận. Rất nhiều trường hợp host phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi gặp kiểu khách như này.

“Để máy lạnh chạy cả ngày (mặc dù đi ra ngoài), xả rác bừa bãi, hay than phiền hở tý là yêu cầu này nọ mặc dù biết homestay chứ ko phải ks 5*. Xâu chìa khoá có khoá phòng, khoá cửa nhà, mở lấy chìa khoá mang đi chơi, để cái thẻ cảm ứng cho máy lạnh chạy cả ngày luôn.” (V.T)

“Khách Việt ở xong 3 ngày làm cháy cầu là và bàn ủi, mình yêu cầu đền bù thì bảo em kiếm vải phủ lên là xong, nhà chị toàn làm thế. Xong rồi bảo mình tiêu cực, sẽ gặp quả báo, luân hồi.” (L.N)

Tuy nhiên, với những khách này, điều host cần làm là nhắc kĩ về nội quy, thậm chí soạn thảo văn bản và mô tả cách xử lý, đền bù rõ ràng để khi xảy ra sự việc có căn cứ giải quyết. Nhiều trường hợp claim về việc lãng phí điện đã được khách bồi hoàn lại rồi, bạn đừng lo nhé!

(iii) Khách “bay lắc”, mại dâm

Đây là nỗi sợ hãi lớn nhất, rủi ro kinh doanh homestay kinh khủng nhất của tất cả các host. Còn gì đáng lo ngại hơn khi có người ngang nhiên phạm tội trong chính căn nhà mình. Sự việc bị phát giác, bạn sẽ gánh tội chứa chấp còn nếu không riêng chuyện dọn dẹp tàn cuộc cũng đã khiến bạn phải hao tâm tổn sức nhiều rồi.

Theo kinh nghiệm, nhiều chủ hộ cho rằng:

  • Nên tránh nhóm khách book 1-2 ngày
  • Cần khai báo tạm trú tạm vắng rõ ràng và ký thỏa thuận thuê nhà có mục đích lưu trú (tránh truy tố tội chứa chấp)
  • Có dấu hiệu nghi ngờ cần kiểm tra (giả đem đồ, check phòng,…)
  • Bạn cũng nên theo dõi booking blacklist từ các host khác chia sẻ để nhận biết nhóm khách này sớm.

(iv) Khách ảo/ vô trách nhiệm/ hay hủy phòng

Khách book rồi hủy liên tục để giảm giá, khách hủy phòng trước giờ checkin, khách book chưa thanh toán nhưng không đến,… là combo khiến các host bực mình nhất. Bạn vừa tốn thời gian, công sức; vừa tổn thất doanh thu.

Cách tốt nhất là để chế độ thanh toán trước > 50%, tính phí khi hủy phòng sau thời hạn định sẵn và lựa chọn những OTA uy tín, đảm bảo quyền lợi chủ nhà như Luxstay (yêu cầu khách chuyển tiền 100% để giữ phòng).

2. Rủi ro kinh doanh homestay từ tội phạm

(i) Lừa đảo quỵt tiền

Đây thường là nhóm book phòng sau đó không đến hoặc hủy cận ngày. Ngoài ra, nhóm này còn book 2 ở 5, book 3 ở 10 gây tổn thất không ít. Việc host nên làm là đặt chế độ nghiêm ngặt về thanh toán/ đặt cọc và kiểm tra số lượng khách, khai báo chính xác công khai để tội phạm không nhằm vào bạn.

(ii) Tội phạm công nghệ

Thường chúng sẽ truy cập vào các thông tin online của bạn để đánh cắp dữ liệu. Đặc biệt, gần đây, 1 loại tội phạm lừa tiền công nghệ nhiều host cảnh báo. Chúng có đặc điểm là quyết định book phòng nhanh, vội vã; sau đó, đòi thành toán quốc tế.

Bạn sẽ cần xác minh tài khoản ngân hàng qua 1 đường link chúng gửi để được chuyển tiền. Tuy nhiên, khi nhập thông tin vào link này thì số tiền trong tài khoản đó sẽ không cách mà bay cũng như vị khách “tưởng VIP” kia.

Các bạn tuyệt đối đừng khai báo số tài khoản và thông tin vào bất kì link nào, chỉ tin vào cách thanh toán uy tín trước nay áp dụng nhé!

(iii) Tội phạm truy nã

Tuy hiếm nhưng với việc phát triển mạnh mẽ của dịch vụ lưu trú như hiện nay. Nhiều tội phạm đã chọn hình thức này để ẩn náu. Chỉ vài click book phòng, chúng dễ dàng trở thành khách hàng của bạn. Hãy luôn đề phòng và báo cảnh sát nếu có bất cứ nghi ngờ nào nhé!

3. Rủi ro kinh doanh từ đối tác

(i) Chủ căn nhà bạn thuê để kinh doanh homestay

Hầu hết các host thường đứng ra thuê hợp đồng dài hạn rồi cải tạo căn hộ có sẵn để kinh doanh homestay. Chính vì vậy, cũng không ít người gặp tình huống dở khóc dở cười: Bị chủ đòi lại nhà trước hợp đồng mà ít/ không đền bù!

Bạn cần:

  • Chú ý về điều khoản đền bù và thời gian thông báo trước khi đòi nhà trong hợp đồng thuê nhà. Về số tiền thì làm sao mà đảm bảo bù được chi phí bạn định bỏ ra đầu tư. Thời gian thông báo trước để bạn kịp xử lý những khách đã book.
  • VD, cần ghi rõ: “Nếu Bên A tự ý chấm dứt hợp đồng sẽ bị phạt giá trị các chi phí đầu tư cơ sở vật chất và chi phí cơ hội của bên B vào nhà cho thuê và phải trả cho Bên B một khoản tiền đền bù là 200.000.000 đồng. Khoản tiền đền bù này sẽ được khấu trừ giảm theo thời gian cho thuê 05 năm tương ứng với 20 % trên một năm và sẽ giảm dần cho đến khi chấm dứt hợp đồng. Và bên A cần phải thông báo cho bên B trước 2 tháng”.
  • Chú ý về tính pháp lý của HĐ thuê nhà. Nếu sổ đỏ có cả tên vợ và chồng thì cần cả 2 người ký. 1 người ký cũng không có hiệu lực. Tốt nhất nếu đầu tư nhiều thì nên gọi công chứng. HĐ 2 bên ký với nhau mà thời gian thuê dài hơn 6 tháng mà ko có công chứng thì cũng không có giá trị về mặt pháp lý.”

(ii) Chủ đầu tư/ BQL tòa nhà (với các host căn hộ chung cư)

Để tránh những rủi ro này, bạn chỉ cần lobby nhẹ nhàng với bên đầu tư và BQL chút thôi nhé!

(iii) Các bên trung gian (OTA, nền tảng thanh toán)

Hoàn tiền chậm từ OTA, chênh lệch tiền ngoại tệ,…? Đó là những vấn đề tuy nhỏ nhưng bạn cần xử lý từ đầu, tránh thiệt hại về sau!

4. Rủi ro kinh doanh homestay từ pháp luật

(i) Các loại giấy phép, chứng nhận

Hãy đảm bảo căn của bạn có đầy đủ GPKD và các loại giấy tờ liên quan. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị chứng nhận PCCC và ANTT nữa nhé.

(ii) Vấn đề khai báo

Bạn cần khai báo trước 23h khách lưu trú phòng sự “ghé thăm” bất chợt của công an địa phương!

Chung cư chưa nghiệm thu, chưa được bàn giao nhà

Quy trình thủ tục nộp thuế nhà đất chính xác nhất.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây