Nhiều rủi ro và thiệt hại khi mua lại suất nhà ở xã hội

0
178
Đánh giá

Nhà ở xã hội được bán cho các đối tượng đặc biệt với giá thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại; bởi vậy, nhiều người không thuộc diện được mua nhà ở xã hội nên quyết định mua lại suất nhà ở xã hội của người khác.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Việc mua lại suất nhà ở xã hội của người khác có thể là để ở hoặc để bán lại nhằm kiếm lợi nhuận; dù là vì lý do gì thì việc làm này cũng chứa đầy rủi ro cho người mua lại suất nhà ở xã hội.

Sau đây, tôi sẽ phân tích rõ những rủi ro và thiệt hại mà người mua lại suất nhà ở xã hội có thể gặp phải.

Thực tế, nhiều người mua lại suất nhà ở xã hội cho một căn hộ nhà ở xã hội 700 triệu đồng với mức giá 50 triệu đồng (tức là họ mua căn hộ nhà ở xã hội đó với giá 750 triệu đồng, 700 triệu đồng là giá bán của chủ đầu tư và 50 triệu đồng là trả cho người có suất mua); tuy nhiên về mặt pháp lý thì căn hộ đó không thuộc về họ dù đã đóng đủ tiền mà thuộc về người có suất mua nhà ở xã hội.

Mặt khác, theo khoản 5 điều 62 Luật nhà ở năm 2014 quy định bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.

Như vậy, dù đã thanh toán đủ tiền cho người bán suất nhà ở xã hội nhưng tối thiểu là phải mất 05 năm đợi chờ mới được chuyển qua tên mình trên mặt pháp lý; chưa nói, khi muốn sang qua tên mình thì người bán còn đòi thêm nhiều khoản tiền vô lý khác mới đồng ý ký giấy tờ để làm các thủ tục liên quan – khi đấy người mua lại suất nhà ở xã hội cũng đành chấp nhận vì mình đã rơi vào thế bí.

Vì pháp luật không thừa nhận việc mua lại suất nhà ở xã hội nên người mua và người bán suất nhà ở xã hội chỉ viết giấy tờ tay, hợp đồng này hoàn toàn vô hiệu, nếu người bán trở mặt đổi ý không bán nữa thì người mua cũng đành chấp nhận; người mua nhận lại tiền, người bán lấy lại nhà, và số tiền mà người mua từng đưa cho người bán coi như khoản tiền cho mượn không lãi suất.

Qua nội dung phân tích ở trên hi vọng mọi người đừng ham rẻ mà mua lại suất nhà ở xã hội để rồi gánh phải các rủi ro pháp lý và thiệt hại về phần mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây