Nhà tạm là gì? Kiến thức cần biết về nhà tạm

0
173
Đánh giá

Hiện nay, dù những người làm trong ngành xây dựng nhiều khi cũng khó phân biệt được từng loại nhà. Ví dụ như nhà tạm là gì? Thiết kế của nhà tạm có gì khác so với các loại nhà thông thường? Quy định về nhà tạm như thế nào?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nhà tạm là gì?

Khoản 3 Điều 62 Luật Xây dựng quy định: “Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch”.

Sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt và công bố. Nếu Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì các cá nhân, tổ chức trong khu vực quy hoạch được phép tiếp tục khai thác sửa chữa, cải tạo, sử dụng, xây dựng tạm theo quy định của pháp luật.

Nhà tạm là những công trình xây dựng mang tính chất “tạm bợ”, nhất thời. Nên không được đầu tư về cả vật liệu xây dựng lẫn thiết kế.

Nhà tạm thường nằm trong khu vực có quy hoạch

Nhà tạm thường được xây từ gỗ, tre, vẩu, tường nhà thường sử dụng đất hoặc toocxi để bao quanh. Phần mái được làm bằng mái rạ hoặc mái lá, giúp ngôi nhà bớt hấp thụ nhiệt và mát vào mùa hè.

Nhà tạm được hiểu là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định dựa theo quy hoạch. Do được xây dựng để sử dụng trong thời gian ngắn nên tiện nghi trong căn nhà cũng không được đầy đủ.

Những quy định khi xây nhà tạm

Điều kiện để việc xây nhà tạm phải xin cấp phép xây dựng căn cứ vào khoản 30 Điều 3 và Điều 94 Luật xây dựng 2014 như sau:

(i) Nhà xây dựng tạm là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định.

(ii) Nhà tạm nằm trong khu vực phân khu quy hoạch xây dựng của Nhà nước. Tuy được đã công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất và tiến hành xây dựng của cơ quan chức năng.

(iii) Nhà tạm phải phù hợp với quy định về quy mô công trình do UBND cấp tỉnh ban hành cho từng khu vực. Thời hạn hiện hữu của nhà tạm dựa theo tiến trình thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.

(iv) Người dựng nhà tạm cần cam kết tự phá dỡ khi nhà tạm hết thời hạn sử dụng được ghi trong giấy phép xây dựng tạm. Nếu không tự giác phá dỡ sẽ bị cưỡng chế và chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm, chi phí cho việc phá dỡ.

Những quy định khi xây nhà tạm

Ngoài ra căn cứ vào khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng năm 2014, nhà tạm còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Nhà tạm phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được Nhà nước phê duyệt.

(ii) Nhà tạm phải đảm bảo an toàn cho công trình nội khu và các công trình xung quanh. Cùng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn hạ tầng kỹ thuật, giao thông,…

Đồng thời, đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình quan trọng có liên quan đến di tích lịch sử, an ninh – quốc phòng.

(iii) Nhà tạm cần thiết kế xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 về nhà ở riêng lẻ.

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà tạm

Căn cứ vào Điều 93 Luật xây dựng 2014 và Điều 13 Thông tư 15/2016/TT-BXD về cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

(i) Tờ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn.

(ii) Giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng đất và nhà ở theo quy định của Luật đất đai (bản sao công chứng).

(iii) Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của chủ trì thiết kế (sao y bản chính). Cùng bản kê khai kinh nghiệm, năng lực của đơn vị tư vấn.

(iv) Bản thiết kế nhà ở (02 bộ), bao gồm các giấy tờ sau:

  • Sơ đồ vị trí nhà tạm.
  • Bản vẽ mặt bằng ranh giới lô đất xây nhà tạm (tỷ lệ 1/50 – 1/500).
  • Bản vẽ mặt bằng vị trí nhà tạm trên lô đất (tỷ lệ 1/50 – 1/500).
  • Bản vẽ mặt cắt móng xây nhà tạm (tỷ lệ 1/50).
  • Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng chính của nhà tạm (tỷ lệ 1/50 – 1/200).
  • Bản vẽ mặt bằng móng nhà tạm (tỷ lệ 1/100 – 1/200).
  • Sơ đồ đấu nối hệ thống xử lý chất thải, cấp thoát nước, điện, viễn thông (tỷ lệ 1/50 – 1/200).`

Nhà tạm được cấp phép xây dựng có thời hạn có quy mô không quá 04 tầng (bao gồm cả tum). Chiều cao từ mặt đất đến phần cao nhất của nhà không quá 15m, không được có tầng hầm, bán hầm.

Chủ đầu tư cần có bản cam kết tự phá dỡ nhà tạm khi hết thời hạn hiện hữu, được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn. Đối với phần công trình phát sinh sau khi công bố quy hoạch, chủ đầu tư không được phép yêu cầu bồi thường.

Căn cứ vào Điều 103 luật xây dựng 2014 và Điều 17 Thông tư 15/2016/TT-BXD. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy phép xây dựng nhà tạm là Ủy ban nhân dân quận, huyện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây