Nhà ở xây dựng không phép bị xử lý như thế nào?

0
178
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, công trình xây dựng không phép xảy ra rất phổ biến. Vậy công trình xây dựng không có giấy phép sẽ buộc phải phá dỡ hay chỉ bị phạt tiền nhưng vẫn được phép tồn tại? 

Nhà ở xây dựng không phép bị xử lý như thế nào?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Xây dựng không phép là gì?

Theo quy định, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Trong đó, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (theo khoản 17 Luật Xây dựng năm 2014);

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Do đó xây dựng không phép là việc chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng nhưng không có giấy phép.

Công trình xây dựng không có giấy phép sẽ bị tháo dỡ?

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau: i) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm; ii) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; iii) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng; iv) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; v) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; vi) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Kết luận:

Đối với công trình xây dựng không phép buộc phá dỡ mà không được nộp tiền phạt để được phép tồn tại (trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP);

Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép là biện pháp khắc phục hậu quả và được thực hiện theo quyết định do Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành.

Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ (theo điểm b khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014).

Xem thêm: Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây