Nắm rõ luật kinh doanh nhà nghỉ để thành công

0
222
Đánh giá

Kinh doanh nhà nghỉ đòi hỏi sự nắm bắt kịp thời các quy định trong luật kinh doanh nhà nghỉ. Cụ thể quy trình thủ tục và các loại thuế.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

1. Các văn bản pháp luật liên quan đến luật về kinh doanh nhà nghỉ và điều kiện thủ tục cấp giấy phéo kinh doanh nhà nghỉ.

(i) Nắm rõ các văn bản pháp luật là điều kiện tiên quyết trong việc kinh doanh nhà nghỉ. Các văn bản pháp luật cần thiết cho người muốn kinh doanh nhà nghỉ bao gồm:

  • Nghị định 96/2016/NĐ- CP quy định điều kiện về an ninh trật tự trong kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
  • Nghị định 167/2013/ NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  • Thông tư số 33/2010/TT- BCA của Bộ Công an quy định cụ thể điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Nghị định 79/2014/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy.

(ii) Điều kiện kinh doanh nhà nghỉ

Kinh doanh nhà nghỉ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo điều 3, khoản 22 Nghị định số 96/2016/NĐ- CP. Do đó, để được cấp giấy phép kinh doanh, nhà nghỉ phải đáp ứng được một số yêu cầu. Theo các quy định về luật kinh doanh nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh nhà nghỉ phải thoả mãn:

  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh bắt buộc là lưu trú du lịch và phòng cho thuê.
  • Người chịu trách nhiệm của cở sở phải có tư cách đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng. Và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 7, khoản 2 Nghị định số 96/2016/NĐ- CP.
  • Cơ sở không được hoạt động khi chưa được cấp chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Đảm bảo các biện pháp về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Đảm bảo được yêu cầu về quy mô xây dựng, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Cơ sở nhà nghỉ phải được trang bị hệ thống điện, nước sạch và hệ thống thoát nước phù hợp.
    Người quản lý và công nhân viên làm việc tại nhà nghỉ phải có trình độ chuyên môn.
  • Đồng thời, khuyến khích các nhân sự có trình độ ngoại ngữ phù hợp.
  • Vị trí xây dựng nhà nghỉ không thuộc các khu vực cấm theo quy định của pháp luật. Đây là điều kiện được quy định tại khoản 4, điều 4 Nghị định số 72/2009/NĐ- CP.

(iii) Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh nhà nghỉ

Ngoài ra, để nhà nghỉ hoạt động, bạn phải hoàn thành các thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Để xin được giấy phép kinh doanh nhà nghỉ, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó, có xác nhận ngành nghề kinh doanh là nhà nghỉ, khách sạn hoặc dịch vụ lưu trú.
  • Tờ khai lý lịch của người đứng đầu cơ sở nhà nghỉ. Tờ khai hợp lệ phải có xác nhận của chính quyền địa phương.
  • Danh sách nhân sự làm việc tại cơ sở nhà nghỉ.
  • Sơ đồ phòng ốc tại nhà nghỉ.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC theo hướng dẫn tại Nghị định 79/2014/NĐ- CP.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo hướng dẫn tại Nghị định 96/2016/NĐ- CP.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn tại Công văn 5845/BCT- KHCN của Bộ Công Thương.
  • Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Nghị định 18/2015/NĐ- CP.

2. Các loại thuế phải đóng theo luật kinh doanh nhà nghỉ

Nhà nghỉ kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh vẫn có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Cụ thể, chủ cơ sở phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.

(i) Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Chủ cơ sở có trách nhiệm nộp thuế GTGT theo quy định tại khoản 2, điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Theo đó, số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính bằng công thức như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Tỷ lệ thuế GTGT đối với kinh doanh nhà nghỉ được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC là 5%. Do đó, số thuế GTGT mà người kinh doanh nhà nghỉ phải nộp sẽ là:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5%

(ii) Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Chủ cơ sở nhà nghỉ nộp thuế thu nhập cá nhân theo khoản 2, điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Theo đó, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính bằng công thức như sau:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Tỷ lệ thuế TNCN đối với kinh doanh nhà nghỉ được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC là 2%. Do đó, số thuế TNCN là người kinh doanh nhà nghỉ phải nộp sẽ là:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 2%

(iii) Thuế môn bài

Điều 4 Thông tư 302/2016/TT- BTC quy định doanh thu của nhà nghỉ từ 100 triệu đồng trở xuống/năm thì sẽ được miễn thuế môn bài. Trong trường hợp, nhà nghỉ có doanh thu trên 100 triệu đồng sẽ phải nộp mức thuế như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Kinh doanh nhà nghỉ là ngành nghề đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định pháp luật hiện hành. Do đó, nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực này, các bạn hãy tìm hiểu về luật kinh doanh nhà nghỉ ngay từ hôm nay nhé!

5 kinh nghiệm tìm thuê nhà trọ nhanh và an toàn nhất

Kinh nghiệm khi mua nhà chung cư cũ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây