Mua nhà sổ chung tồn tại những rủi ro nào?

0
130
Đánh giá

Mua nhà sổ chung là hình thức mua bán bất động sản nở rộ thời gian gần bởi có ưu điểm giá rẻ. Tuy nhiên, những thương vụ như vậy thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và có thể khiến người mua trắng tay.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

1. Mua nhà sổ chung là gì? Rủi ro khi mua nhà sổ chung?

(i) Mua nhà sổ chung là gì?

Nhà sổ chung được hiểu là nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đứng tên nhiều người. Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc nhà có sổ chung như sau:

  • Nhà có đủ điều kiện để tách sổ chủ cũ vẫn chưa thực hiện tách sổ.
  • Nhà không đủ điều kiện để thực hiện tách sổ (đất không đủ điều kiện để tách thửa theo quy định của pháp luật).
  • Nhà sổ chung được hiểu là nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đứng tên nhiều người
  • Nhà sổ chung được hiểu là nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đứng tên nhiều người

(ii). Rủi ro khi mua nhà sổ chung

Muốn biết có nên mua nhà sổ chung hay không, bạn cần phải nắm được những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch này.

  • Không được tách sổ

Mua nhà sổ chung có nhiều khả năng người mua không được tách sổ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là khu đất chung có diện tích quá nhỏ. Không đảm bảo diện tích tối thiểu tách thửa nên việc tách sổ là bất khả thi.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thực hiện tách sổ phải chờ đợi trong thời gian dài. Gây ảnh hưởng đến dòng vốn của nhà đầu tư.

  • Khó chuyển nhượng, khó thế chấp

Nhà sổ chung rất khó để chuyển nhượng do phải có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Việc làm hồ sơ thế chấp ngân hàng cũng gặp khó khăn. Do ngân hàng thường yêu cầu tách sổ trước khi dùng tài sản để thế chấp cho vay.

  • Dễ xảy ra tranh chấp

Nhà sổ chung thuộc sở hữu của nhiều người. Do đó, rất dễ xảy ra tranh chấp trong việc hưởng lợi nhuận và khai thác công dụng.

Nếu không có sự thống nhất, thỏa thuận hợp lý giữa các bên thì rất dễ xảy ra tranh chấp.

  • Dễ bị lừa đảo

Các đối tượng lừa đảo sẽ mua đất (có Sổ đỏ) rồi chia nhỏ. Sau đó, họ xây thành từng căn và quảng cáo bán nhà giá rẻ, có Sổ hồng.

Nhiều người mua vì ham rẻ mà vội vàng xuống tiền. Nhiều trường hợp đến tận nơi mới biết người mua xây trên đất sổ chung.

2. Có nên mua nhà sổ chung? Lưu ý khi mua nhà sổ chung

(i) Có nên mua nhà sổ chung không?

Mua nhà sổ chung không thể làm các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán công chứng theo quy định của pháp luật. Nếu như không có giấy ủy quyền đồng ý cho người bán thực hiện chuyển quyền sử dụng cho người khác.

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn chọn mua căn nhà đó mà không có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu. Thì sẽ không thể ký kết hợp đồng công chứng, làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tốt nhất, nếu mua nhà thì hãy yêu cầu người bán làm thủ tục tách sổ riêng rồi mới xác lập giao dịch. Trường hợp mua nhà không thể tách sổ và chấp nhận chung sổ. Thì phải có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu còn lại, cho phép giao dịch chuyển nhượng.

(ii) Những lưu ý khi mua nhà chung sổ

Trước khi mua

  • Nên kiểm tra xem tài sản đó có được chuyển nhượng hay không? Đã thế chấp ở đâu chưa? Có thuộc diện quy hoạch hay không? Bạn có thể thực hiện kiểm tra thông tin trên ở Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện nơi có tài sản hiện hữu.
  • Nên hỏi thêm những người xung quanh. Về những người đồng sở hữu nhà đất, tình trạng an ninh quanh đó có an toàn hay không?
  • Diện tích nhà bạn mua được thể hiện như thế nào trong sổ chung?

Khi ra lập vi bằng

  • Cần ghi rõ nhà diện tích bao nhiêu, hiện trạng như thế nào, tứ diện liền kề giáp ở đâu,… cho Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng.
  • Khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ 3 để làm căn cứ sau này. Thì cần thỏa thuận những vấn đề về sở hữu chung, riêng. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản.
  • Trong trường hợp không thể tách sổ được, bạn có thể yêu cầu chuyển nhượng một phần đất để cùng đứng tên chung trên sổ. Đồng thời, yêu cầu Thừa Phát lại lập vi bằng các nội dung đã thỏa thuận giữa các bên.

Hy vọng với những nội dung trên đây, bạn sẽ biết được có nên mua nhà sổ chung hay không. Đồng thời, đừng quên nắm những lưu ý khi mua nhà sổ chung để tránh “tiền mất, tật mang”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây