Một số quy định về vốn cho phát triển nhà ở

0
125
Đánh giá

Nguồn vốn cho phát triển nhà ở là yếu tố tài chính quan trọng và đặc biệt cần thiết trong hoạt động phát triển nhà ở. Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại

Theo Điều 69 Luật Nhà ở năm 2014, vốn phục vụ phát triển thương mại bao gồm:

(i) Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư.

(ii) Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

(iii) Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

(iv) Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội

Theo Điều 70 Luật Nhà ở năm 2014, vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội bao gồm:

(i) Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

(ii) Vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

(iii) Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.

(iv) Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.

(v) Vốn hỗ trợ từ các Quỹ và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.

Vốn cho phát triển nhà ở công vụ

Theo Điều 71 Luật Nhà ở năm 2014, vốn cho phát triển nhà ở công vụ bao gồm:

(i) Vốn ngân sách nhà nước cấp bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

(ii) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư

Theo Điều 72 Luật Nhà ở năm 2014, vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:

(i) Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

(ii) Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.

(iii) Vốn từ Quỹ phát triển đất.

(iv) Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.

(v) Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Vốn cho phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

Theo Điều 73 Luật Nhà ở năm 2014, vốn cho phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân bao gồm:

(i) Vốn của hộ gia đình, cá nhân.

(ii) Vốn hợp tác giữa các hộ gia đình, cá nhân; vốn hỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư.

(iii) Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

(iv) Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 65 của Luật này.

(v) Vốn hỗ trợ từ các nguồn hợp pháp khác.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây