Một số cách nhận biệt sổ đỏ giả

0
164
5/5 - (1 bình chọn)

Sổ đỏ giả luôn là vấn nạn nhức nhối trên thị trường mua bán nhà đất. Nhiều người vì quá tin tưởng bên bán hoặc ham mua nhà giá rẻ mà chủ quan, không tìm hiểu kỹ dẫn đến bị lừa, “tiền mất tật mang”. 

Một số cách nhận biệt sổ đỏ giả
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Hiện nay, việc làm sổ đỏ giả ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp và khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Trong mua bán bất động sản, người mua sẽ chịu nhiều thiệt hại nếu không biết cách nhận biết loại giấy tờ giả này. Bài viết dưới đây chia sẻ một số cách nhận biết sổ đỏ giả để giúp cho việc mua bán nhà đất được an toàn, thuận lợi.

Kiểm tra bằng đèn pin

Một trong những mẹo nhận biết sổ đỏ giả là kiểm tra bằng đèn pin. Cụ thể, dùng đèn pin chiếu một góc 10-20 độ vào mặt giấy đúng vị trí có hình dấu góc dưới bên phải của mặt trước của phần dấu nổi. Vị trí này có mã số hiệu được đóng hoặc in vào chính giữa dấu nổi. Nếu là sổ đỏ giả thì các chi tiết lõm và không rõ nội dung. Ngược lại, nếu là sổ đỏ thật thì mã số hiệu sẽ đóng trùng khớp với hình dấu nổi, các chi tiết lồi và rõ nội dung.

Kiểm tra bằng kính lúp

Cách nhận biết sổ đỏ giả này cũng được nhiều người áp dụng. Sổ hồng, sổ đỏ thật được in bằng phương pháp in offset với màu mực rất đều màu, màu sắc rất sắc nét. Với sổ đỏ giả, các chi tiết in không sắc nét, nếu soi kỹ chi tiết thì nét mực có màu khác nhau. Với Giấy chứng nhận giả, họa tiết không có các tổ hợp chấm mực hồng như sổ đỏ thật.

Lưu ý, đối với sổ đỏ được ép plastic, người mua nhà đất càng phải cẩn thận hơn bởi rất khó để phân biệt sổ đỏ thật, sổ đỏ giả trong trường hợp này. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy sổ giả không có phần in nổi.

Soi kỹ những vị trí có thể bị tẩy xóa

Để biết sổ đỏ thật hay giả, bạn cần xem kỹ các vị trí có thể bị tẩy xóa cơ học, gồm:

  • Số sổ
  • Số vào sổ quyết định
  • Loại đất
  • Hình thức sử dụng đất
  • Thời hạn
  • Diện tích (bằng số, bằng chữ)
  • Sơ đồ

Lưu ý, đối với những sổ đỏ có trang bổ sung, thì cần kiểm tra phương pháp in của phôi trang bổ sung (in offset), dấu giáp lai của trang phụ lục với sổ, các vị trí của trang bổ sung có bị tẩy xóa hay không.

Riêng với sổ đỏ đã được thế chấp nhiều lần, bạn cần kiểm tra kỹ dấu, chữ ký của Văn phòng đăng ký nhà đất hoặc phòng tài nguyên và môi trường.

Kiểm tra con dấu và chữ ký

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp sổ đỏ giả phần ghi chức danh đề ký thay chủ tịch UBND Thành phố nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do đó, người mua bất động sản cũng có thể xem xét dấu hiệu này khi kiểm tra giấy tờ quyền sử dụng đất.

Kiểm tra thông tin về chủ sở hữu đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ sở hữu đất là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất. Khi giao dịch, chủ sở hữu phải trực tiếp tham gia hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp cho người mua. Trên sổ đỏ, sổ hồng, thông tin chủ sở hữu đất có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức sử dụng đất. Trong sổ đỏ có thể ghi tên của từng chủ sở hữu nếu lô đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người.

Kiểm tra diện tích nhà đất có đúng thực tế hay không

Với thửa đất có nhà chung cư, Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ sẽ chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ. Diện tích thửa đất thường được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Kiểm tra kỹ thông tin về nhà đất

Việc kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin giấy tờ nhà đất sẽ hỗ trợ bạn trong việc tra cứu chi tiết hơn các thông tin khác về thửa đất có trong hồ sơ địa chính.

Số thửa, số tờ bản đồ, vị trí là những thông tin được ghi theo số hiệu của thửa đất trên bản đồ. Đây là những nội dung bàn cần xem xét kỹ, không nên qua loa, sơ sài. Để đảm bảo độ chính xác, bạn có thể kiểm tra nhiều lần.

Người mua cần xem kỹ địa chỉ thửa đất, gồm tên khu vực, số nhà, tên đường (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh… nơi có đất.

Xác minh nguồn gốc khu nhà đất

Nguồn gốc đất có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của người sử dụng đất, nhất là khi Nhà nước thu hồi đất. Ví dụ, đất thuê và có trả tiền thuê hàng năm sẽ không được Nhà nước bồi thường về đất khi bị thu hồi. Chính bởi vậy, khi kiểm tra sổ đỏ, bạn cần hỏi rõ về nguồn gốc của đất để đảm bảo quyền lợi của mình.

Xem thêm: Kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng đã xóa thế chấp 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây