Luật thừa kế tài sản không có di chúc được quy định như thế nào?

0
256
5/5 - (1 bình chọn)

Có rất nhiều lý do khiến người đã khuất không kịp để lại di chúc trước lúc ra đi. Điều này làm phát sinh một số mâu thuẫn về quyền thừa kế tài sản của các thành viên trong gia đình. Bài viết dưới đây tổng hợp thông tin về luật thừa kế tài sản không có di chúc theo quy định nhà nước.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật , gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những quy định về quyền thừa kế tài sản không có di chúc

Di chúc được xem là một bản cam kết, đại diện cho quyền định đoạt tài sản của người sở hữu. Pháp luật nước ta đã sớm ban hành nhiều khoản luật về vấn đề lập di chúc và quyền thừa kế theo di chúc đó. Người lập di chúc để lại tài sản cho người thừa kế theo mong muốn của mình.

Trong trường hợp không có di chúc và người thân gia đình xảy ra tranh chấp khi phân chia tài sản. Gia đình cần liên hệ pháp luật theo điều 651 Bộ luật dân sự về luật thừa kế tài sản không có di chúc.

Như vậy, bất kể phần tài sản có di chúc hoặc không có di chúc đều được phân chia tuân theo quy định của pháp luật. Nhà nước ban hành các khoản luật về điều kiện và trình tự thừa kế nghiêm ngặt. Người thừa kế tài sản không có di chúc do người chết để lại bao gồm các đối tượng như sau:

  • Đối tượng thừa kế ưu tiên: vợ, chồng, bố ruột, mẹ ruột, con ruột, bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết để lại tài sản.
  • Đối tượng thừa kế tiếp theo: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết để lại tài sản.
  • Đối tượng thừa kế sau cùng: cụ nội, cụ ngoại, bác chú cậu cô dì ruột, cháu ruột của người đã chết để lại tài sản.

Theo quy định trên, những đối tượng nằm trong một nhóm được hưởng quyền thừa kế ngang bằng nhau. Những nhóm sau được hưởng thừa kế khi các đối tượng trong nhóm trước đã mất hoặc không thể thừa kế tài sản.

Quyền phân chia theo luật thừa kế tài sản không có di chúc

Khi di chúc bị vô hiệu hoặc không có di chúc thì quy trình phân chia tài sản theo pháp luật sẽ diễn ra. Trình tự phân chia di sản phụ thuộc vào hàng thừa kế, điều kiện, quan hệ thừa kế. Cụ thể hơn, pháp luật đưa ra mọi quy định về quyền hưởng, số lượng tài sản của mỗi người. Căn cứ vào quan hệ nhân thân, những người gần gũi hoặc không thân thích với người đã mất nhận được phần tài sản khác nhau.

Để áp dụng luật thừa kế tài sản không có di chúc, từng thành viên thừa kế có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản. Đối với các loại tài sản đất đai, nhà cửa cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trình bày đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người mất đã để lại tài sản.

Quyền được hưởng thừa kế không diễn ra đồng thời cùng lúc cho tất cả thành viên trong diện được thừa kế theo quy định của pháp luật. Các thành viên sau khi được phân chia vào diện được hưởng thừa kế và việc phân chia tài sản tiến hành dựa trên quy định pháp luật. Nguyên tắc được thực hiện bao gồm: Tài sản được chia trước và chia toàn bộ cho nhóm đối tượng thừa kế ưu tiên hàng thứ nhất. Nếu không có ai hưởng tài sản ở nhóm thứ nhất thì đối tượng tiếp theo được hưởng là nhóm thứ hai. Theo đó, những đối tượng ở nhóm thứ hai có thể đã mất hoặc mất cùng thời điểm với người mất để lại tài sản thì quyền thừa kế tài sản không di chúc được trao lại cho nhóm đối tượng cuối cùng.

Quy trình khai nhận phân chia tài sản thừa kế không di chúc

Đối tượng thừa kế đáp ứng đủ điều kiện tiến hành luật thừa kế tài sản không có di chúc theo quy trình pháp luật đưa ra. Cụ thể, người thừa kế cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ dưới đây:

  • Văn bản trình bày thỏa thuận đồng ý quyền phân chia tài sản thừa kế có xác nhận của các thành viên đồng thừa kế trong gia đình.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người mất để lại tài sản, bao gồm: giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy chứng tử của người đã mất để lại tài sản, giấy chứng minh mối quan hệ của người mất để lại tài sản đối với các đối tượng người thân có quyền hưởng thừa kế.
  • Hồ sơ, giấy tờ tùy thân của người được hưởng quyền thừa kế tài sản, bao gồm: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn.

Khi kết thúc quá trình phân chia tài sản không di chúc thành công. Người thừa kế được phân chia tài sản đất đai, nhà cửa cần tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đây là thủ tục đảm bảo khả năng hợp thức hóa quyền sở người của người thừa kế đối với tài sản được nhận.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây