Luật kinh doanh bất động sản mới nhất năm 2020

0
171
Đánh giá

Bộ Luật kinh doanh bất động sản được ban hành năm 2014 và đã nhiều lần điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong mua bán, chuyển nhượng, kinh doanh dịch vụ bất động sản… Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp những điểm đáng chú ý của luật này sau khi sửa đổi tính đến thời điểm 2019.

1. Phải có chứng thư bảo lãnh nếu là căn hộ hình thành trong tương lai

Các dự án căn hộ chung cư cần phải được tổ chức tín dụng bảo lãnh bán, cho thuê nhà ở hoàn thành trong tương lai. Theo điều 56 Luật kinh doanh bất động sản quy định, những chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán hoặc cho thuê mua nhà ở. Hình thành trong tương lai sẽ phải được tổ chức tài chính, hoặc tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện bảo lãnh việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Điều này để tránh tình trạng nhiều chủ đầu tư trước đây “bỏ con giữa chợ”. Không hoàn thành đúng trách nhiệm.

2. Cá nhân, tổ chức có vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng mới được kinh doanh BDS

Với loại hàng hóa có giá trị cao như bất động sản, chủ đầu tư cũng cần nhiều vốn hơn để đảm bảo việc kinh doanh. Xoay vòng vốn ổn định. Để tiến hành hoạt động kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư phải thành lập doanh nghiệp. Hoặc hợp tác xã với mức vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên. Thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế đầy đủ. Chủ đầu tư kinh doanh bất động sản không thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định. Có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 50 triệu – 60 triệu đồng theo quy định tại Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

3. Điều kiện khi người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Theo Khoản 2, 3 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê, mua các loại bất động sản để sử dụng. Được mua, thuê, thuê mua nhà ở, sử dụng làm văn phòng làm việc,…

Tuy nhiên, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất của người nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư;

Trường hợp có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua trong một đơn vị hành chính cấp phường hoặc tương đương. Thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư.

4. Chung cư phải xây dựng xong móng mới được phép ký HĐMB

Trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư dự án chỉ được phép ký hợp đồng mua bán nhà ở khi có đủ 4 điều kiện sau đây:

  • Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có Giấy phép xây dựng (nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng). Đã giải chấp đối với trường hợp có thế chấp nhà ở.
  • Đối với nhà chung cư thì đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng.Theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Có hợp đồng bảo đảm giao dịch nhà ở ký với tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
  • Đã có văn bản báo cáo và được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở chấp thuận cho phép kinh doanh bán nhà ở đó.

5. Chủ đầu tư không được thu tiền vượt quá 95% khi chưa cấp sổ giấy chứng nhận quyền sở hữu

  • Đối với trường hợp mua bán nhà ở được xây dựng theo dự án thì chủ đầu tư chỉ được nhận tiền mua nhà trả trước của khách hàng theo tiến độ xây dựng. Nhưng không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán. Đến trước khi người mua được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
  • Trường hợp chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì chỉ được ứng trước tiền mua nhà ở của khách hàng không vượt quá 50% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở. Và không vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
  • Hợp đồng kinh doanh là gì theo quy định của pháp luật?
  • hợp đồng góp vốn khi mua đất nền dự án

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây