Hiểu thế nào về kiến trúc phục hưng?

0
93
Đánh giá

Một trong những kiến trúc Phương Tây độc đáo và nổi bật được yêu thích nhất hiện nay là kiến trúc Phục Hưng. Mặc dù ra đời cách đây hơn 7 thế kỷ nhưng kiến trúc này vẫn là sự kết tinh của các tinh hoa và là đỉnh cao nghệ thuật mà khó có phong cách kiến trúc nào có thể vượt qua. Để hiểu rõ hơn về kiến trúc Phục Hưng, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Hiểu thế nào về kiến trúc phục hưng?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kiến trúc phục hưng là gì?

Kiến trúc Phục Hưng là kiến trúc phương Tây được ra đời từ giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17. Đây là thời kỳ bắt đầu sự thay đổi trong văn hóa, nghệ thuật, xã hội và đặc biệt là kiến trúc của châu Âu để tạo nền tảng cho sự phát triển hiện đại.

Cảm hứng của phong cách kiến trúc này được lấy từ sự hồi sinh văn hóa, nghệ thuật của La Mã cổ đại và Hy Lạp. Phong cách kiên trúc Phục Hưng được xây dựng dựa trên sự tiếp nối của kiến trúc Gothic và kế thừa các tinh hoa độc đáo của kiến trúc Baroque.

Kiến trúc Phục Hưng ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng chung cư, nhà cao ốc bởi những phát minh vĩ đại để đời và được kế thừa mạnh mẽ và không ngừng sáng tạo cho đến ngày nay.

Sự ra đời của kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng phát triển và ảnh hưởng lẫn nhau ở các vùng khác nhau trong châu Âu và là kiến trúc nổi bật nhất trong gian đoạn từ giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17. Kiến trúc phục hưng là sự sáng tạo, vận dụng trong việc kết hợp hài hòa giữa tư tưởng kiến trúc La Mã cổ đại và Hy Lạp. Phong cách kiến trúc này còn bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Gothic và kiến trúc Baroque. Nơi phát triển đầu tiên của kiến trúc Phục Hưng là Florence, sau đó nhanh chóng lan ra các thành phố khác của Ý, rồi ảnh hưởng lên hầu khắp các quốc gia Châu Âu, hiên nay các công trình kiến trúc phong cách này còn lưu giữ nhiều nhất ở Ý.

Đạo Thiên Chúa ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc Phục Hưng. Những hiểu biết về con người, tôn vinh vị trí và vai trò của con người được khám phá và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Thời kỳ này con người được xem như thần thánh, là những đứa con của Chúa và đấng sáng tạo. Từ những năm đầu của thế kỷ 15, nhiều nhà kiến trúc nổi tiếng đã bắt đầu xuất hiện, tên tuổi của họ vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như: Leonardo da Vinci, Raphael, Michenlangelo…

Xem thêm: Kiến trúc hiện đại

Đặc điểm của kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Phục Hưng tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cổ điển và chuẩn mực. Mỗi một chi tiết trong các công trình đều được thiết kế tỉ mỉ và mang đến sự hoàn hảo cho không gian kiến trúc của thời kỳ này.

Mặt tiền: Mỗi một công trình đều có một trục thẳng trung tâm. Mặt tiền sẽ được bố trí đối xứng với trục thẳng đó. Mặt tiền sẽ được xây dựng theo các quy chuẩn khác nhau tùy thuộc vào các công trình dân dụng, nhà ở, nhà thờ.

Cung: Cung là thiết kế nửa hình tròn và thường thường được sử dụng ở khu vực hành lang lối đi trong nhà. Các công trình kiến trúc Phục Hưng có sự mềm mại là nhờ sự thiết kế tạo điểm nhấn của cung.

Vòm: Điểm khác biệt nổi bật nhất của thiết kế Phục Hưng so với thiết kế Gothic chính là vòm cong. Vòm cong được thiết kế không có sườn tạo nên sự mới mẻ, khác lạ cho tổng thể công trình.

Trần nhà: trong kiến trúc Phục Hưng đặc biệt chú trọng thiết kế trần nhà. Trần được vẽ các hoa văn đặc trưng, thiết kế phân ô và sơn màu phù hợp, giúp làm nổi bật vẻ đẹp và sự sang trọng trong không gian của các công trình. Bên cạnh các chi tiết trên thì phần cửa sổ, tường nhà, hoa văn thiết kế của kiến trúc Phục Hưng cũng có sự mới lạ và khác biệt.

Domes: các mái vòm đều được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết ý nghĩa. Những thiết kế mái vòm kỳ công tạo cảm giác không gian bên trong được mở rộng hơn.

Cửa: Cửa chính trong thời kỳ phục hưng được thiết kế dưới nhiều quy cách khác nhau tùy thuộc và mục đích của công trình.

Cửa sổ: Cửa sổ trong kiến trúc thời kỳ Phục Hưng thường nhỏ và có nhiều cửa sổ. Độ cao, rộng của cửa sổ được tính toán phù hợp với tổng thể diện tích công trình.

Tường: trong kiến trúc Phục Hưng có khuynh hướng sáng tạo tự do, các họa tiết, hình ảnh được điêu khắc tinh xảo mang ý nghĩa độc đáo.

Hiểu thế nào về kiến trúc phục hưng?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Một số công trình nổi tiếng theo kiến trúc Phục Hưng

Lâu đài cổ Rosenborg được xây dựng theo phong cách Phục hưng của Hà Lan và là một công trình mang đến thành tự về kiến trúc nổi bật trong lịch sử và đáng tự hào nhất của Vua Christian IV.

Thánh đường Santa Maria del Fiore Nổi bật trên đường chân trời Florence là mái vòm tráng lệ của thánh đường, đây được coi là thành tựu kiến trúc quan trọng nhất của thời kỳ Phục Hưng. Có nhiều bức bchs họa của các bậc thầy người Ý và cửa sổ kính màu bên trong thánh đường.

Quảng trường Piazza del Campidoglio là một trong những quảng trường đẹp nhất của Rome, được thiết kế vào thế kỷ thứ 16 của Michelangelo và đặt ra giữa hai hội nghị thượng đỉnh của Captioline Hill, quan trọng nhất trong bảy ngọn đồi huyền thoại của Roma.

Nhà thờ St.Peter là nhà thờ có vẻ ngoài tuyệt đẹp nhờ sự hợp tác của Bramante, Raphael và Michelangelo. Mái vòm của nhà thờ St.Peter là một tuyên bố nghệ thuật xuất chúng của thời Hậu phục hưng và Baroque và là biểu tượng cao ngất của nhà nước Vatican nhỏ bé.

Xem thêm bài viết tương tự tại Luật Bất động sản

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây