Khái niệm đất đai là gì, đặc điểm theo quy định Luật đất đai

0
155
Đánh giá

Đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, là nơi sản sinh ra các giá trị kinh tế khổng lồ. Về mặt thuật ngữ khoa học đất đai là bề mặt của trái đất bao gồm lớp phủ thổ nhưỡng, dáng địa hình và mặt nước…

Khái niệm đất đai là gì?

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, khái niệm về đất đai được hiểu như sau:

Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trong hiện tại hoặc tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, đại mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đặc điểm của đất đai

Theo Khoản 4, Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT: Đặc điểm đất đai là thuộc tính của đất, có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình điều tra, bao gồm cả điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước,…

Như vậy, đất đai sở hữu những đặc điểm như sau:

  • Đất đai có tính cố định, không thể di chuyển, tính cố định vị trí quyết định giới hạn theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất. Đặc biệt, đất đai không thể sinh sản chính vì vậy đây là tài sản có hạn.
  • Giá trị của đất đai phụ thuộc vào vị trí, khu vực. Ở những khu vực nông thôn, giá trị sẽ thấp hơn so với đất ở khu vực thành thị, sầm uất, có tiềm năng kinh tế.
  • Đất đai là tài sản không hao mòn theo thời gian mà có xu hướng tăng giá trị theo năm tháng
  • Đất đai có tính đa dạng phong phú tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất và quy trình cải tạo đất cho phù hơp với nhu cầu
  • Đất đai là tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người, chính vì hoạt động lao động sẽ làm thay đổi tính chất đất, từ đất hoang chuyển thành sử dụng được hoặc chuyển quyền sử dụng đất
  • Đất đai được xem là một hàng hóa đặc biệt, được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng trên thị trường đất đai hiện nay.

Vai trò của đất đai

Vai trò của đất ra đa dạng, đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội.

Thứ nhất, đất đai là nơi xây dựng nhà ở, công trình để an cư cho người dân, là nơi sản xuất kinh tế, nơi diễn ra các hoạt động của con người.

Thứ hai, trong các ngành các ngành sản xuất vật chất của xã hội, đất đai đóng vai trò như 1 tư liệu sản xuất đặc biệt.

  • Trong nông – lâm nghiệp: Đất đai là tư liệu sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở về không gian, là đối tượng lao động và công cụ.
  • Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai là cơ sở, địa điểm cho các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ…

Thứ ba, đất đai chính là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của một quốc gia.

Cuối cùng, đất đai còn là sự bảo hiểm về tài chính như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyền sử dụng đất là gì?

Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho mục tiêu cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.

Luật đất đai đã nêu rõ, đất là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức cho đối tượng nhận quyền sử dụng đất.

Song song đó, người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

Các quyền sử dụng đất gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền bề mặt.

Sự khác biệt giữa đất đai và tài sản khác

Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản gồm:

  • Nhà công trình gắn với đất đai
  • Tài sản gắn liền với đất đai, công trình
  • Những tài sản khác theo quy định của pháp luật

Đất đai là tài sản vô giá được Nhà nước sở hữu và đại diện quản lý và quyết định trao quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất khác. Như vậy, người sử dụng đất không có quyền định đoạt đất đai mà chỉ có quyền sử dụng.

Đối với những tài sản không phải đất đai mà là tài sản vô chủ do Nhà nước quản lý hoặc xác định chủ sở hữu thì chủ sở hữu có các quyền chiếm hữ, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây