Điều kiện, thủ tục vay mua nhà ở xã hội

0
146
5/5 - (1 bình chọn)

Nhà ở xã hội là một chính sách có ý nghĩa xã hội rất lớn nhưng không phải ai cũng có thể được mua nhà ở xã hội. Vậy điều kiện mua nhà ở xã hội là gì và thủ tục mua nhà ở xã hội như thế nào? 

Điều kiện, thủ tục vay mua nhà ở xã hội
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Vay mua nhà ở xã hội là gì?

Vay mua nhà ở xã hội là gói vay được các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung ứng nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động của thu nhập thấp, giúp khách hàng thanh toán các chi phí cho mục đích mua/nhận chuyển nhượng nhà ở, đất đai một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Đặc điểm của vay mua nhà xã hội:

  • Thời hạn vay: 5 – 25 năm;
  • Lãi suất: 4,8%/năm;
  • Hạn mức vay: Khách hàng có thể vay từ 70% – 90% căn hộ;
  • Thủ tục xét duyệt tương đối phức tạp, do đối tượng và điều kiện được phép vay mua nhà xã hội tương đối đặc biệt.

Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn để mua nhà ở, hãy tham khảo các thông tin về vay mua nhà để có thông tin chính xác, cụ thể nhất về gói vay mua nhà, lợi ích và các điều kiện để thực hiện vay vốn nhanh chóng.

Đối tượng được phép vay mua nhà

Đối tượng được vay mua nha ở xã hội là các đối tượng được quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật nhà ở, bao gồm:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Điều kiện cần thiết để được vay mua nhà ở xã hội

Hiện tại, do số lượng nhà ở xã hội còn tương đối ít, chưa đủ để đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của thị trường nên để được vay mua nhà ở xã hội người vay phải đáp ứng được các điều kiện và thủ tục sau:

Điều kiện:

  • Chưa có nhà ở hoặc nhà ở diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8m2 sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức;
  • Phải có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú và phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 1 năm trở lên tại tỉnh hoặc thành phố có dự án nhà ở xã hội;
  • Phải thanh toán lần đầu bằng 20% giá trị của nhà;
  • Nếu là đối tượng người thu nhập thấp là người không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên, người thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ;
  • Phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú

Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo một số điều kiện khác theo Điều 49 – Luật Nhà ở 2014

  • Thực hiện gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong thời gian tối thiểu 6 tháng cho đến khi có số dư tiền gửi đủ đáp ứng phần vốn tự có, cùng với số tiền vay tối đa tại NHCSXH theo quy định để đảm bảo thanh toán tiền mua nhà theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết với chủ đầu tư;
  • Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của NHCSXH hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
  • Có đầy đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22, Nghị định 100/2015/NĐ-CP
  • Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
  • Có giấy đề nghị vay vốn để mua nhà ở xã hội, trong đó cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để mua nhà ở xã hội;
  • Có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định và của pháp luật về nhà ở
  • Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. Trường hợp thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì NHCSXH, chủ đầu tư và người vay vốn phải ký kết thỏa thuận ba bên quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
  • Cá nhân, hộ gia đình vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH trong thời gian tối thiểu 6 tháng cho đến khi có số dư tiền gửi đủ đáp ứng phần vốn tự có, cùng với số tiền vay tối đa tại ngân hàng theo quy định để đảm bảo chi phí của dự toán xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở;
  • Bên cạnh đó, phải có hộ khẩu thường trú tại nơi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình được UBND cấp xã xác nhận; Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH; Có cam kết cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng về nhà ở xã hội; Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; Có thiết kế, dự toán, giấy phép xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thủ tục vay

Theo quy định tại Điều 22, Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người mua nhà cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội để chủ đầu tư xét duyệt. Cụ thể người mua cần thực hiện đúng hướng dẫn thủ tục vay mua nhà ở xã hội như sau:

Hồ sơ chung

Trong hồ sơ chung cần có: Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội (theo mẫu), CMND (03 bản chứng thực), giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (03 bản chứng thực), anh các thành viên trong hộ (ảnh 3×4, mỗi một thành viên 03 ảnh).

Hồ sơ chứng minh đối tượng được hưởng

Thủ tục vay mua nhà ở xã hội tiếp theo cần phải nhớ là chuẩn bị giấy xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở (theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP việc xin xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở).

Hồ sơ xác nhận điều kiện cư trú

  • Nếu người mua có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó (bản sao).
  • Giấy chứng thực đăng ký tạm trú, chứng thực hợp đồng lao động hoặc hợp đồng và giấy xác nhận việc đóng bảo hiểm xã hội đối với người không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh hoặc thành phố có nhà ở xã hội.

Hồ sơ chứng minh về thu nhập

  • Xác nhận thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên của cơ quan, đơn vị đang làm việc;
  • Kê khai mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai.

Một số điểm đáng lưu ý khi vay mua nhà xã hội

Trước khi thực hiện vay mua nhà ở xã hội bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây để việc vay vốn mua nhà được diễn ra thuận tiện nhất.

Quy định về diện tích khi mua nhà ở xã hội

Luật nhà ở xã hội có quy định về tiêu chuẩn diện tích riêng đối với các căn hộ chung cư. Cụ thể, tại Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội sẽ được thiết kế và xây dựng với diện tích tối thiểu là 25m2 và tối đa là 70m2 đối với mặt sàn. Đó là một điểm hạn chế với những ai có ý định sở hữu căn hộ có diện tích rộng hơn để thoả mãn điều kiện sinh hoạt của gia đình.

Việc nắm giữ quy định này sẽ giúp cho khách hàng đưa ra những quyết định mua nhà một cách đúng đắn, phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình. Hạn chế được khoản vay không đáng có dẫn đến nợ nần chồng chất.

Không được phép chuyển nhượng nhà ở xã hội

Quy định này được thể hiện rõ ràng trong Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Theo đó, đối tượng mua nhà ở xã hội sẽ không được phép thế chấp với bất cứ bên nào (trừ ngân hàng chính sách hiện đang cho vay tín dụng theo hợp đồng mua nhà) và không được chuyển nhượng căn hộ dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu 5 năm.

Thời hạn vay và lãi suất

Mức cho vay tối đa khi mua, thuê mua nhà ở xã hội bằng 80% giá trị hợp đồng mua – bán hoặc hợp đồng cho thuê mua nhà ở xã hội. Lãi suất vay sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ theo đề nghị của ngân hàng cho vay.

Thời hạn cho vay trả góp tối đa 15 năm. Thời hạn trả cả gốc và lãi tiền vay được đề xuất như sau: Cá nhân, hộ gia đình vay vốn thực hiện trả gốc và lãi theo định kỳ hàng tháng, số tiền trả nợ gốc mỗi tháng bằng số tiền vay chia đều cho số tháng phải trả nợ gốc.

  • Đối với cá nhân, hộ gia đình vay vốn mua nhà ở xã hội: Thực hiện trả gốc và lãi tiền vay kể từ tháng đầu tiên nhận tiền vay.
  • Đối với cá nhân, hộ gia đình vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình: Thực hiện trả nợ gốc và lãi kể từ tháng thứ 6 trở đi.

Xem thêm: Thực hiện chương trình cho vay mua, thuê Nhà ở xã hội 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây