Điều kiện kinh doanh resort mà người nước ngoài cần biết.

0
141
Đánh giá

Điều kiện kinh doanh resort là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết để bước vào mô hình kinh doanh này. Vậy người nước ngoài muốn kinh doanh resort tại Việt Nam cần có đủ những điều kiện gì?

              Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những trường hợp không đủ điều kiện kinh doanh resort

Mặc dù pháp luật không yêu cần bạn phải có bằng cấp khi tham gia kinh doanh resort. Tuy nhiên, nếu như bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được phép kinh doanh.

Trường hợp đầu tiên là tổ chức hay cá nhân mà Luật Doanh Nghiệp và các văn bản khác cấm thành lập doanh nghiệp, công ty. Người chưa đủ 18 tuổi, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Người nghiện ma túy hoặc các chất cấm khác. Người đã bị khởi tố hình sự và đang bị cơ quan tố tụng điều tra. Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường hoặc chấp hành cải tạo không giam giữ. Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Bên cạnh những đối tượng ở trên thì vẫn còn một số đối tượng khác nằm trong diện cấm kinh doanh resort. Chính vì vậy, để có thể bắt đầu kinh doanh mô hình resort bạn cần phải đáp ứng đủ điều kiện, là một công dân tốt.

Điều kiện kinh doanh resort tại Việt Nam dành cho cá nhân, tổ chức nước ngoài

Theo quy định của pháp luật thì một cá nhân hoặc tổ chức của nước ngoài có thể kinh doanh resort ở Việt Nam. Tuy nhiên điều kiện cũng như luật pháp dành cho những tổ chức, cá nhân này sẽ chặt chẽ hơn. Điều kiện để người nước ngoài kinh doanh resort tại Việt Nam là phải bỏ vốn 100% thành lập khu nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, họ cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

Theo Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 quy định phạm vi hoạt động của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo Điều 161 luật nhà ở số 65/2014/QH13 quy định quyền sở hữu nhà, công trình tại Việt Nam của người nước ngoài được quy định như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;

b) Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;

đ) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.”

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây