Điều cần biết khi mua nhà vi bằng

0
151
Đánh giá

Hình thức mua nhà thông qua vi bằng hiện nay được áp dụng rất nhiều. Tuy nhiên, hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nếu chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của vi bằng và áp dụng không đúng mục đích. Vậy, có nên mua nhà vi bằng không? 

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

1. Mua nhà qua vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Sau đó, Thừa phát lại lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức để dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các mối quan hệ pháp lý khác.

Mua nhà qua vi bằng được hiểu là người mua và người bán làm hợp đồng trước sự chứng kiến của Thừa phát lại mà không đem đi công chứng. Như vậy, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không có giá trị pháp lý và không phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Có nên mua nhà vi bằng không?

Hiện tượng mua nhà qua vi bằng đang phát triển rầm rộ thời gian gần đây. Khi search từ khóa “mua nhà vi bằng” trên Google, sẽ có khoảng 274.000.000 kết quả sau 0,40s.

Các thông tin trên đã đủ thể hiện việc các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng việc lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại để trục lợi ngày càng nhiều, mặc dù căn nhà đó không thuộc quyền sở hữu của họ. Thậm chí, các đối tượng lừa đảo còn không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh sở hữu căn nhà nhưng vẫn ngang nhiên đăng bán.

Việc chuyển nhượng qua vi bằng thông thường là mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng, chung số nhà). Đồng thời, hình thức mua nhà này được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

Theo quy định của pháp luật, mua bán nhà đất bắt buộc phải công chứng hợp đồng tại văn phòng công chứng. Vì vậy, mua nhà bằng cách lập vi bằng không có giá trị pháp lý và không phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Có nên mua nhà công chứng vi bằng không?

Ngoài ra mua nhà vi bằng, hiện nay còn có thuật ngữ mua nhà công chứng vi bằng. Vậy, có nên mua nhà công chứng vi bằng?

Những thuật ngữ như “công chứng Thừa phát lại”, “công chứng vi bằng” hay “vi bằng công chứng Thừa phát lại” không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói lái nhằm thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia.

Theo đó, công việc theo quy định của pháp luật đối với Thừa phát lại không bao gồm công chứng hợp đồng và được cụ thể như sau:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng
  • Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
  • Mua nhà công chứng vi bằng là cách đối tượng lừa đảo nói lái để thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản
  • Mua nhà công chứng vi bằng là cách đối tượng lừa đảo nói lái để thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản

4. Rủi ro khi mua nhà vi bằng ai cũng nên biết

Mua bán nhà vi bằng gặp rất nhiều rủi ro. Cụ thể:

  • Chủ nhà mới sẽ gặp rủi ro, hạn chế trong việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng,… do hợp đồng mua bán không có giá trị pháp lý. Bởi vậy, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
  • Khó khăn trong các thủ tục pháp lý.
  • Nếu mua nhà ở đang bị thế chấp ngân hàng thì sẽ phát sinh tranh chấp không đáng có.
    Mua căn nhà được bán cho nhiều người, khiến các người mua phải đi tranh chấp một căn nhà.
  • Luật kinh doanh bất động sản mới nhất năm 2020
  • Tương lai của bất động sản nhà ở hạng sang

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1.  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây