Công trình xây dụng trái phép

0
153
Đánh giá

Việc xây dựng công trình trái phép xảy ra rất phổ biến ở tất cả các địa phương. Tùy thuộc vào việc đang xây dựng hay đã xây dựng xong mà có cách xử lý khác nhau và thậm chí là bị cưỡng chế phá dỡ.

xây dựng trái phép
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công trình xây dựng trái phép là gì?

Xây dựng trái phép là hành vi bị cấm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014.

Theo quy định của Luật thì hành vi xây dựng nhà hay xây dựng trái phép được hiểu là hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp và xây dựng nhà trái phép trên các loại đất không được xây dựng.

Trong trường có hành vi xây dựng trái phép xảy ra thì chủ công trình sẽ phải chịu các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/1/2018 và thay thế cho Nghị định 121/2013/NĐ-CP.

Hiện nay có rất nhiều tình huống xây dựng trái phép ở Việt Nam hiện ảnh hưởng tới trật tự quản lý xây dựng, chính sách đất đai nhà ở. Những công trình, dự án, xây dựng nhà trái phép cho tới xây dựng cơ sở thờ tự, biệt thự, biệt phủ, chung cư, nhà xưởng, cơ sở tôn giáo, trường học… trái phép diễn ra từ ở thủ đô Hà Nội tới Ninh Bình, Đà Nẵng…

Mức phạt công trình xây dựng sai phép

Xử phạt xây dựng nhà, công trình trái phép sẽ bị xử phạt theo hình thức phạt tiền. Mức xử phạt xây dựng trái pháp bị phạt bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại công trình, mức độ hành vi vi phạm lần đầu hay tái phạm.

Cụ thể, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Khoản 1 đến khoản 5 điều 15 tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về trật tự xây dựng trong đó có các quy định về xử lý xây dựng trái phép phạt bao nhiêu tiền tùy theo trường hợp mà mức tiền phạt có thể giao động từ 500.000 đến 1.000.000.000.

Khoản 10 và khoản 11 điều 15 tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

“10. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”

Công trình xây dựng trái phép không phải phá dỡ

Công trình vi phạm xây dựng xảy ra từ 4-1-2008 và đã kết thúc trước ngày 15-1-2018 và chỉ phát hiện sau ngày 15-1-2018 hoặc được phát hiện trước 15-1-2018 và có một trong các văn bản: biên bản VPHC, quyết định xử phạt VPHC, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả sẽ không phải phá dỡ nếu như:

i) Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

ii) Không ảnh hưởng các công trình lân cận;

iii) Không có tranh chấp;

iv) Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

v) Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

Công trình xây dựng trái phép bị buộc phá dỡ

Trong trường hợp công trình xây dựng trái pháp đang thi công thì sẽ xử lý theo quy trình sau:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

Bước 3: Hết thời hạn nếu như tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo nhà xây dựng trái phép.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức được cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng trái phép đó mới được tiếp tục.

Mẫu đơn kiến nghị khiếu nại công trình xây dựng trái phép

Theo quy định tại khoản 7 điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”

Như vậy, đối với các công trình xây dựng trái phép nếu bị phát hiện thì mọi công dân có quyền viết đơn kiến nghị, đơn khiếu nại về xây dựng trái phép giúp tố cáo hành vi vi phạm của cá nhân tổ chức khi có hành vi xây dựng trái phép tới đường dây nóng xây dựng trái phép, cơ quan có thẩm quyền quản lý tiếp nhận và xử lý kịp thời.

Nhà ở xây dựng không phép có thể không bị phá dỡ

Hình thức xử phạt khi xây dựng trái phép

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây