Chuyển quyền sử dụng đất

0
153
Đánh giá

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) nông nghiệp

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) nông nghiệp được hiểu là giới hạn diện tích đất nông nghiệp tối đa mà HGĐ, cá nhân được nhận thông qua nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp QSDĐ.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Theo đó hạn mức nhận chuyển QSDĐ trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi HGĐ, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy định tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

(i) Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

(ii) Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

– Đối với đất trồng cây lâu năm:

(i) Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

(ii) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng:

(i) Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

(ii) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển QSDĐ tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển QSDĐ cao nhất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp gồm nhiều loại đất(đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối)

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức được xác định theo từng loại đất quy định tại các mục (1), (2) và (3) nêu trên.

– Trong đó, lưu ý:

(i) HGĐ, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền theo các quy định nêu trên mà đã đăng ký chuyển QSDĐ trước ngày 01/7/2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.

(ii) HGĐ, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền theo các quy định trên mà đã đăng ký chuyển QSDĐ từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 HGĐ, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây