Chi phí cần có khi kinh doanh nhà nghỉ, homestay

0
207
Đánh giá

Du lịch đang bùng nổ những năm gần đây là được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Sau đây là chi phí kinh doanh homestay.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

1. Homestay là gì? Những khó khăn khi kinh doanh homestay?

(i) Homestay là gì?

Ngày nay, homestay là loại hình kinh doanh và nhà nghỉ vô cùng phổ biến với những người có đam mê du lịch. Homestay là loại hình nhà nghỉ du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà dân hoặc dựa vào cộng đồng, địa phương nơi mà họ đặt chân đến, giúp địa phương đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật và sinh động nhất.

Ngày nay, các loại hình Homestay được mở rộng và được hiểu theo nghĩa khái quát hơn là một hình thức nhà nghỉ những được trang trí thân thiện và chuyên nghiệp hơn nhà nghỉ thông thường, đem lại những cảm giác và trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch.

(ii). Tại sao nên kinh doanh homestay?

  • Khi bắt đầu kinh doanh một loại hình nào đó, không chỉ riêng kinh doanh homestay, người ta đều nghĩ đến đặt lượi nhuận là mục tiêu kinh doanh hàng đầu. Và với việc kinh doanh homestay, lợi nhuận bạn thu được sẽ là vô cùng hấp dẫn và thu hút bạn nghĩ đến việc kinh doanh loại hình này. Đặc biệt, ngày nay, nhu cầu du lịch và vui chơi càng được quan tâm thì kinh doanh homestay hiện tại và tương lai sẽ vô cùng phát triển và lớn mạnh.
  • Chính nhờ sự phát triển và phổ biến của loại hình kinh doanh homestay này mà so với các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh homestay giúp bạn thu hồi vốn rất nhanh. Chi phí bỏ ra ban đầu để hình thành homestay cũng không quá lớn và sau hai ba mùa du lịch, nếu homestay của bạn ở những nơi thu hút khách du lịch thì việc thu hút vốn sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Kinh doanh homestay là một loại hình kinh doanh khởi nghiệp của chính bạn, bạn sẽ phải tự bỏ vốn cá nhân của mình ra để để đặt nền móng xây dựng nó trước khi thu hồi được vốn. Những cũng chính vì thế mà bạn có thể tự do tài chính của mình mà không bị phụ thuộc vào nhiều.

(iii). Những khó khăn khi kinh doanh homestay

  • Hình thức homestay trở nên phổ biến rộng rãi cũng chính vì thế tạo nên một thị trường kinh doanh gay gắt cùn nhiều đối thủ mới. Do vậy, để nổi bật và thu hút được nhiều khách hàng đến với homestay của mình, bạn phải xây dựng homestay của mình sao cho thật khác biệt và độc nhất.
  • Khách du lịch luôn là người muốn trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ và hấp dẫn vì thế khách hàng cũ của bạn thường không nhiều đặc biệt kinh doanh homestay lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo chất lượng homestay của bạn và dịch vụ khách hàng của mình như vậy bạn vẫn có thể gây ấn tượng với khách du lịch và càng thu hút được những khách mới.
  • Với những bạn kinh doanh homestay nhưng phải thuê nhà thì rắc rối với người cho thuê cũng chính là một khó khăn mà bạn phải vượt qua. Với những người chủ nhà tốt thì không có vấn đề nhưng với những người cho thuê thông thường bạn sẽ không đảm bảo việc kinh doanh của mình sẽ kéo dài bao lâu do việc bị chủ nhà đòi lại mặt bằng. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn trong thế bị động.

2. Chi phí ban đầu xây dựng và hình thành kinh doanh Homestay

(i). Chi phí mua nhà – chi phí kinh doanh homestay lớn nhất

Nếu bạn thực sự có đam mê kinh doanh homestay và muốn kinh doanh lâu dài thì đầu tiên bạn phải chuẩn bị mặt bằng xây dựng homestay. Nếu không có mặt bằng sẵn thì việc mua nhà là chi phí lớn nhất bạn phải bỏ ra trong quá trình kinh doanh homestay của mình.

Tuy nhiên, việc mua nhà và sở hữu nó giúp bạn không gặp phải vấn đề với người thuê nhà và hoàn toàn chủ động với việc kinh doanh homestay của mình..

(ii). Tận dụng phòng trống của gia đình để làm phòng nghỉ

Đây là loại hình kinh doanh tiết kiệm và đơn giản nhất. Việc tận dụng phòng trống của gia đình đòi hỏi bạn cần có một ngôi nhà với không gian rộng rãi, thoáng mát. Chi phí bạn cần bỏ ra nằm ở việc trang bị các nội thất, đồ trang trí cũng như tiền sửa sang, làm mới lại ngôi nhà. Các khoản đầu tư để tạo ra một không gian đầy đủ trang thiết bị như bếp nấu ăn, bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh, chăn màn,… cho khách hàng khoảng 50-70 triệu đồng.

Hãy để một phần không gian dành cho gia đình tách biệt hẳn với phần còn lại cho du khách. Khách du lịch sẽ ở cùng với gia đình bạn, vì thế hãy tính toán diện tích ở cho khách sao cho hợp lý nhất mà không gây ra sự bất tiện.

(iii). Thuê nhà để kinh doanh nhà nghỉ, homestay

So với việc tận dụng lại không gian ngôi nhà, việc thuê nhà để kinh doanh nhà nghỉ tốn kém hơn. Các chi phí bạn phải bỏ ra bao gồm tiền thuê nhà hàng tháng, phí sửa chữa, phí mua thiết bị, nội thất và trang hoàng cho căn nhà đó.

Do đó, nếu xác định kinh doanh homestay theo mô hình này thì bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra để có kế hoạch thu hồi vốn hợp lý. Bạn cũng nên xác định kinh doanh dài lâu hay ngắn hạn để để ký kết hợp đồng thuê nhà cho phù hợp. Để mang lại hiệu quả đầu tư, hợp đồng thuê nhà thường được ký dài hạn (3 – 5 năm).

Theo tính toán, hình thức này đòi hỏi số vốn tối thiểu là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu có một bản kế hoạch kinh doanh hợp lý, quản lý nhân viên, chăm sóc khách hàng tận tâm cũng như có ý chí, kiên trì, bạn sẽ sớm có lợi nhuận.

(iv). Chi phí thiết kế nội, ngoại thất

Sau khi có được một căn nhà là nền tảng đầu tiên của việc kinh doanh Homestay, tiếp đến bạn phải bỏ ra chi phí cho việc thiết kế nội, ngoại thất. Như đã nói, kinh doanh homestay hiện nay vô cùng phổ biến. Và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên để đứng vững và phát triển. Bạn cần phải có homestay thật độc đáo và khác biệt. Và để làm được điều đó bạn cần phải có một đội ngũ thiết kế. Và lên ý tưởng thật chất lượng và chuyên nghiệp.

(v). Chi phí vật dụng nội thất

Sau khi lên ý tưởng thiết kế, tiếp đến là việc bắt tay vào thực hiện xây dựng homestay. Vật dụng nội thất là một khoản đầu tư không nhỏ. Chỉ sau việc mua nhà mặt bằng kinh doanh. Việc sắm sửa nội thất hoàn toàn mới cho homestay. Là điều quan trọng bạn phải đầu tư để homestay của mình đem lại cảm giác mới lạ và sạch sẽ.

Những vật dụng cần thiết nhất của homestay. Như là giường ngủ,bàn ghế, tủ quần áo, sofa,…dao động giá khoảng 40 – 50 triệu.

(vi). Chi phí chụp ảnh quảng cáo

Hình ảnh luôn là thứ truyền tải và thu hút được người xem nhất. Đồng thồi, để marketing hiệu quả thì hình ảnh homestay là yếu tố không thể thiếu. Ảnh chụp homestay cũng là khoản đầu tư bạn nên cân nhắc. Đôi khi, homestay của bạn được thiết kế và trang bị nội thất đẹp và tiện nghi. Nhưng lên ảnh lại không mấy hấp dẫn và thu hút thì sẽ không lôi kéo sự chú ý của khách du dịch đang tìm kiếm một homestay chất lượng.

So với những đối thủ cạnh tranh có chất lượng homestay ngang nhau. Thì hình ảnh homestay nào được đầu tư và chỉnh sửa ánh sáng, góc chụp đẹp hơn thì sẽ thu hút khách hàng hơn.

(vii). Chi phí Marketing

Đối với loại hình dịch vụ này, nếu nhà nghỉ của bạn có tiện nghi hay đẹp đến đâu nhưng không được marketing hiệu quả thì khách hàng khó có thể biết đến bạn. Để truyền thông hiệu quả, bạn có thể quảng bá nhà nghỉ, homestay trên các diễn đàn du lịch, ẩm thực, liên kết với trang booking trực tuyến hay các trang du lịch nổi tiếng như Booking, TripAdvisor,…Bạn cũng nên kết hợp chạy quảng cáo thông qua các kênh có nhiều người dùng như Facebook, Google Maps, Youtube,…

Nhanh.vn cung cấp dịch vụ đưa địa chỉ Nhà nghỉ và Home stay lên Google Maps , kết hợp SEO để đẩy mạnh tăng thứ hạng cho khách hàng dễ tìm kiếm hơn . Các doanh nghiệp kinh doanh ngành Hotel, Villa, Homestay có thể tiếp cận hàng trăm nghàn khách du lịch miễn phí từ Google . Đẩy mạnh doanh thu đều đặn cho Hotel từ Google maps và Google tìm kiếm.

3. Chi phí vận hành hàng tháng khi kinh doanh homestay

(i). Chi phí thuê nhân viên

Trong quá trình kinh doanh, một mình bạn không thể ôm hết tất cả công việc. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi nhất, bạn nên thuê cho mình một hệ thống nhân viên bao gồm lễ tân, người dọn dẹp vệ sinh, nhân viên chăm sóc khách hàng. Mức tiền lương cho nhân viên trung bình sẽ rơi vào khoảng 4 – 7 triệu/ người.

Ngoài ra, có thêm nhân viên thì bạn phải đảm bảo nhiệm vụ quản lý công việc của họ được sát sao nhất. Bằng cách sử dụng phần mềm quản lý của Nhanh.vn, bạn có thể dễ dàng quản lý nhân viên một cách chuyên nghiệp nhất.

(ii). Chi phí điện nước, thuê nhà hàng tháng

Để homestay vận hành tốt, điện nước phải luôn đảm bảo sạch sẽ và cung cấp thường xuyên. Chi phí điện nước homestay những mùa du lịch thường rơi vào khoảng 3 triệu trở lên. Nhất là với những đối tượng khách du lịch thường có suy nghĩ bỏ tiền trọn gói homestay. Nên có thể tiêu sài thoải mái điện nước. Thì bạn nên cân nhắc đến những trường hợp này để có thể đảm bảo chi phí duy trì hoạt động tối ưu nhất

(iii). Chi phi an ninh khu vực

Với đặc thù của ngành du lịch thì không thể tránh khỏi những tệ nạn xã hội như mất cắp, trộm cắp, gây rối cộng đồng,…Để đảm bảo an toàn cho khu homestay của mình cũng như đem lại sự an tâm cho khách du lịch. Bạn nên bỏ ra một khoản chi phí cho những vấn đề hỗ trợ lực lượng an ninh khu vực.

(iv). Chi phí dự phòng rủi ro

Khi kinh doanh, không ai có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình thuận lợi hoàn toàn. Vì thế để dự phòng bạn nên tính toán khoản chi phí. Dư ra một vài triệu để phòng ngừa những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.

(v). Trang bị cho nhà nghỉ, homestay của bạn một website thật thu hút

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sắp xếp lịch trình du lịch của mình trước khi đi. Hơn là đi đến nơi mới tìm chỗ nghỉ. Do đó, việc khách hàng đặt phòng của bạn sớm là một lợi thế rất lớn. Để làm được điều này, bạn nên xây dựng một website cho nhà nghỉ, homestay của mình. Và có tích hợp tính năng đặt phòng ngay trên website. Điều này sẽ giúp bạn có được lượng khách nhất định. Và định hình được lượng khách của mình để điều chỉnh hợp lý về quy mô nhà nghỉ, homestay.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Văn phòng đăng ký đất đai

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở CẤP XÃ NHƯ THẾ NÀO?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây