Quản lý chất lượng công trình xây dựng- những quy định mới cần biết.

0
131
Đánh giá

Quản lý chất lượng công trình xây dựng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều quy định về pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích, quyền lợi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Vậy cụ thể những quy định mới hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm những gì ? Bài viết dưới đây Công ty TNHH Luật Everest sẽ cung cấp thêm cho các bạn hiểu thêm về những quy định mới của pháp luật về vấn đề trên. 

Quy định mới của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì ?

Quản lí công trình xây dựng là một hoạt động sử dụng các kĩ thuật chuyên môn, quản lí dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án, từ khi công trình được bắt đầu cho đến khi kết thúc. Mục đích của Quản lí xây dựng là kiểm soát toàn bộ thời gian, chi phí và chất lượng của công trình. Quản lí xây dựng phù hợp với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế – nhà thầu xây dưng, thiết kế xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro của các dự án.

Hiện nay, những quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021.  

Các bước quản lý chất lượng công trình 

(i) Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng

(ii) Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

(iii) Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

(iv) Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

(v) Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình

(vi) Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

(vii) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).

(viii) Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

(ix) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

(x) Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.

(xi) Hoàn trả mặt bằng.

(xii) Bàn giao công trình xây dựng.

Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

(i) Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định từ chuẩn bị,

Thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.

(ii) Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

(iii) Nhà thầu khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

(iv) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.

(v) Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

(vi) Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

quản lý chất lượng công trình xây dựng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điểm tên các công trình xây dựng nổi tiếng tại Việt Nam

Các công trình xây dựng tại thành phố Hà Nội 

(i) Trung tâm hội nghị Quốc gia

(ii) Tòa nhà Quốc Hội.

(iii) Sân vận động Mỹ Đình

(iv) Keangnam Hanoi Landmark Tower

(v) Công viên Hòa Bình

(vi) Đại lộ Thăng Long

Các công trình xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

(i) Dinh Độc Lập

(ii) Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

(iii) Chợ Bến Thành

(iv) Hầm Thủ Thiên

(v) Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

(vi) Bến Nhà Rồng

(vii) Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Mọi người có thể tham khảo các bài viết có nội dung liên quan tại: Luật bất động sản

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây