Căn cứ pháp lý việc cho tặng tài sản nhà đất

0
135
Đánh giá

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là minh chứng cho việc sở hữu đất và các tài sản liên quan đến đất. Tuy nhiên, cho tặng tài sản nhà đất như thế nào?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

1. Căn cứ pháp lý cho tặng tài sản nhà đất.

Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi. Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng. Cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
  • Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
  • Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai. Và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

2. Như vậy, để việc tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp thì cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.
  • Trường hợp của bạn khi bố bạn tặng cho đất cho bạn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì thì việc tặng cho không được pháp luật thừa nhận.

3. Về điều kiện tặng cho của bố con

Căn cứ theo Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Tặng cho tài sản có điều kiện.

  • Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một. Hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật. Không trái đạo đức xã hội.
  • Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho. Nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ. Và bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
  • Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho. Mà bên được tặng cho không thực hiện. Thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Nếu trong hợp đồng tặng cho giữa bố bạn và bạn có điều kiện tặng cho là nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ. Đây là điều kiện tốt đẹp và không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do đó, hợp đồng tặng cho có điều kiện như vậy là hợp pháp. Và bạn phải có nghĩa vụ thực hiện.
  • Vì vậy, sau khi nhận tặng cho tài sản mà bạn không thực hiện đúng. Và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết thì căn cứ quy định nói trên bố mẹ bạn có quyền đòi lại tài sản.
  • Không đổi sang Sổ hồng sẽ không được mua bán, tặng cho nhà đất?
  • Bố mẹ tặng con căn hộ chung cư được miễn thuế thu nhập cá nhân không?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây