Bất động sản là gì?

0
156
Đánh giá

Bất động sản là thuật ngữ quen thuộc hiện nay và chính bất động sản cũng là kênh đầu tư sinh lợi nhuận dành cho những người có lợi thế về tài chính.

Thoáng qua khi nói đến bất động sản, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến nhà cửa, đất đai, tuy nhiên đó chỉ là một yếu tố trong bất động sản. Vậy bất động sản là gì?

Thế nào là bất động sản?

1. Bất động sản là gì?

Bất động sản (còn được gọi là địa ốc hay nhà đất) là thuật ngữ pháp luật dùng để chỉ đất đai và những gì liên quan chặt chẽ không thể tách rời khỏi mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như những kiến trúc bên trên (nhà cửa, ga ra) hoặc những kiến trúc bên dưới (dầu mỏ, khoáng chất).

Còn đối với những thứ có thể tách rời khỏi mảnh đất như túp lều, nhà di động, nhà tạm… thì KHÔNG được xem là bất động sản.

Theo quy định pháp luật, chủ sở hữu bất động sản có quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, để lại di chúc cho người thừa kế thừa hưởng hoặc vẫn giữ nguyên bất động sản đó.

Tuy nhiên, khái niệm bất động sản rất lớn, ở từng quốc gia sẽ có những định nghĩa và giới hạn riêng biệt.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

2. Bất động sản tiếng Anh là gì?

Bất động sản trong tiếng anh là “real estate” hoặc “real property”. Bất động sản mang tính chất trái ngược với “động sản” – tiếng Anh là “Personal property”.

Cụ thể, tài sản thuộc về bất động sản sẽ gắn với đất đai, không thể dịch chuyển khi chuyển nhượng phải chuyển nhượng cùng. Nhưng ngược lại, động sản thì không liên quan đến đất đai, có thể dịch chuyển được.

Ví dụ khi chuyển nhượng ngôi nhà cho chủ sở hữu mới thì việc sang nhượng bao gồm cả đất đai và ngôi nhà. Còn đối với nội thất thì có thể sang hoặc không cũng được.

Phân loại bất động sản

Ngoài định nghĩa bđs là gì thì bạn nên tìm hiểm thêm về phân loại bất động sản. Tính đến thời điểm hiện tại, bất động sản được chia thành 3 nhóm chính:

1. Bất động sản có đầu tư xây dựng

Trong bất động sản có đầu tư xây dựng được chia thành 4 loại chính là:

  • Bất động sản nhà ở (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai): là nhóm bất động sản cơ bản, chiếm tỉ trọng lớn, ví dụ như ở gia đình, chung cư, biệt thự đơn lập, nhà liên kế, biệt thự liền kề,…
  • Bất động sản thương mại – dịch vụ: Các tòa nhà trung tâm thương mại, dịch vụ y tế – giáo dục, khách sạn, văn phòng…phục vụ nhu cầu tiện ích cuộc sống của dân cư.
  • Bất động sản công nghiệp – hạ tầng: Đây là các tòa nhà có thể được sử dụng để nghiên cứu, sản xuất, lưu trữ và phân phối hàng hóa. Ngoài ra, 1 số tòa nhà phân phối hàng hóa được coi là bất động sản thương mại.
  • Đất: Đây là loại bất động sản còn được gọi là đất trống, đất dự án, đất nền,… Thể loại đất này có thể bao gồm đất chưa phát triển, đất phát triển hoặc tái sử dụng, phân khu.

2. Bất động sản không đầu tư xây dựng

Bất động sản thuộc nhóm này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất). Cụ thể đất rừng, đất nuôi trồng thủy, hải sản, đất làm muối, đất hiếm chưa qua sử dụng.

3. Bất động sản đặc trưng

Bất động sản ở nhóm này có khả năng tham gia thị trường thấp vì chủ yếu là các công trình bảo tồn quốc gia, nhà thờ họ, di sản văn hóa vật thể, đình chùa, nghĩa trang…

Đặc điểm của bất động sản

1. Bất động sản có tính cá biệt và khan hiếm

Tính cá biệt của bất động sản thể hiện ở vị trí tiếp giáp, khu vực, không gian… Đồng thời nếu có 2 bất động sản nằm cạnh nhau thì những yếu tố trên vẫn mang những nét khác biệt, ngoài ra nhà đầu tư hoặc kiến trúc sư luôn tìm cách để bất động sản của mình trở nên đặc biệt để thu hút khách hàng.

Tính khan hiếm của bất động sản được kéo dài theo thời gian. Những khu vực càng sầm uất càng phát triển thì quỹ đất lại càng hạn hẹp, ít dần đi, chính vì yếu tố đó nên đất đai càng trở nên khan hiếm, có giá trị cao và được săn đón trên thị trường.

Cụ thể, tính khan hiếm của bất động sản còn thể hiện ở mặt giới hạn về diện tích và đặc điểm khu vực như vùng miền, địa phương, lãnh thổ… chính vì yếu tố đó đã tạo nên sự khác biệt của từng bất động sản.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

2. Tính bền lâu của bất động sản

Tính bền lâu của bất động sản thể hiện ở tuổi thọ của kiến trúc và công trình xây dựng trên mảnh đất đó.

Thông thường bất động sản có tính bền lâu, nếu có hư hại thì chủ đầu tư chủ động nâng cấp và sửa chữa, chính vì vậy công trình bất động sản có thể kéo dài hàng trăm năm mà không bị hư hại (trừ thiên tai, xạt lở đất).

Tuổi thọ bất động sản bao gồm tuổi thọ vật lý và tuổi thọ kinh tế:

  • Tuổi thị kinh tế: Chấm dứt khi kinh phí sử dụng bất động sản ngang bằng quyền lợi sở hữu bất động sản trong điều kiện thị trường bình thường, ít biến động.
  • Tuổi thọ vật lý: Thường kéo dài hơn tuổi thọ kinh tế rất nhiều do đặc điểm, kết cấu, độ chịu lực của kiến trúc. Tuổi thọ này chỉ kết thúc khi công trình hư hỏng đến mức không thể sửa chữa.

3. Tính chịu ảnh hưởng qua lại

Bất động sản bị chi phối bởi các yếu tố khác bên ngoài, cụ thể như nhà nước chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế thì giá bất động sản ở khu vực đó sẽ được nâng cao. Ngược lại giá đất tăng cao cũng kéo theo các bất động sản thay đổi.

4. Tính chất khác

Tính thích ứng

Bất động sản trong quá trình sử dụng có thể thay đổi, điều chỉnh các chức năng để đáp ứng với nhu cầu tiện ích, sản xuất, sinh hoạt hoặc kinh doanh, đồng thời vẫn có thể giữ được nét đặc trưng vốn có.

Phụ thuộc vào năng lực quản lý

Để bất động sản càng trở nên có giá trị thì năng lực quản lý là điều quan trọng. Vốn để đầu tư bất động cần có nguồn vốn lớn, chiến lược thích hợp và nâng lực quản lý tương xứng.

Mang yếu tố tập quán, phong tục, xã hội

Các bất động sản chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố xã hội cũng như nhu cầu sử dụng cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên trên.

Nếu khu vực chịu ảnh hưởng các yếu tố tâm linh, phong tục, tập quán sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như hình thức bất động sản ở nơi đây.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây