5 loại hợp đồng về nhà ở không cần công chứng, chứng thực bao gồm?

0
258
Đánh giá

Các loại hợp đồng về nhà ở thường phải thực hiện công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được quy định tại Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng về nhà ở không cần phải công chứng, chứng thực.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về hợp đồng nhà ở

Theo Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng về nhà ở thể hiện những nội dung sau đây:

(i) Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

(ii) Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

(iii) Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

(iv) Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

(v) Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

(vi) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

(vii) Cam kết của các bên;

(viii) Các thỏa thuận khác;

(ix) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

(x) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

(xi) Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Hợp đồng về nhà ở không cần công chứng, chứng thực

Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, 5 loại hợp đồng về nhà ở không cần công chứng, chứng thực bao gồm:

(i) Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

(ii) Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

(iii) Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;

(iv) Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;

(v) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Đối với 05 loại hợp đồng nêu trên thì pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu, theo đó:

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận;

– Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Đối với các trường hợp còn lại như hợp đồng về mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực bình thường và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây